Thứ 7, 20/04/2024 | 15:36

THƯ MỜI CHÀO GIÁ

THƯ MỜI CHÀO GIÁ

Thư mời

Thư mời chào giá

BẠN HÃY ĐỒNG HÀNH CÙNG CHÚNG TÔI ĐỂ CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO

 

CẦN CẢNH GIÁC VỚI BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM

CẦN CẢNH GIÁC VỚI BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM

26/09/2022

Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em hàng đầu trên thế giới. Viêm phổi có thể xuất hiện khi trẻ đang trong các đợt bệnh đường hô hấp kéo dài. Tìm hiểu các triệu chứng bệnh giúp các bậc cha mẹ tăng cường cảnh giác, sớm phát hiện bệnh, tránh trường hợp trẻ chuyển sang viêm phổi nặng.

          Viêm phổi là gì?

          Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus mắc kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo ra những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, và một số loại virus khác cũng gây nên bệnh này.

Viêm phổi ở trẻ em là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nặng, xảy ra khá phổ biến. Lúc này, các túi khí trong phổi của trẻ sẽ chứa rất nhiều mủ và dịch nhầy. Đây cũng là lý do khiến cơ thể trẻ không được hấp thụ đủ lượng oxy cần thiết.

          Nguyên nhân của viêm phổi ở trẻ em:

Viêm phổi có thể gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Các tác nhân gây viêm phổi thay đổi theo lứa tuổi, cụ thể như sau: Ở trẻ em trên 5 tuổi viêm phổi do vi khuẩn là thường gặp hơn cả. Ở trẻ nhỏ và trẻ dưới 5 tuổi, viêm phổi do virus thường gặp nhiều hơn.

Vi rút: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm phổi. Thời điểm thời tiết hay đổi hay những lúc chuyển giao các mùa là điều kiện thích hợp để vi rút sinh sôi nảy nở. Một số vi rút gây ra bệnh viêm phổi có thể kể đến như vi rút cúm, Adenovirus, vi rút hợp bào hô hấp,...

Các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng: Không chỉ vi rút, vi khuẩn cũng là tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi. Một số loại vi khuẩn phổ biến như: Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma, Chlamydia,...

Môi trường xung quanh bị ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo, điều kiện sống thiếu tiện nghi,... vừa là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, vi rút phát triển vừa là nguyên nhân khởi phát bệnh.

Trẻ em có người thân mắc lao phổi hoặc nghiện thuốc là thì có tỉ lệ mắc viêm phổi cao hơn những đứa trẻ khác. 

Chăm sóc không đúng cách: Bố mẹ không chăm sóc con đúng cách cũng khiến trẻ dễ mắc viêm phổi hơn. Chẳng hạn, không cho trẻ bú sữa mẹ, không cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không tiêm phòng đầy đủ cho trẻ,...

Những đứa trẻ sinh thiếu tháng, khi sinh ra nhẹ cân, hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến hô hấp,... thì nên cẩn trọng hơn với viêm phổi. Nếu không may mắc phải bệnh viêm phổi, những đối tượng này sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng nặng cao hơn.

Triệu chứng của viêm phổi ở trẻ em:

Ho vừa đến nặng, thường là ho nặng tiếng.

Thở nhanh liên tục (khác với biểu hiện thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao).

Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (đối với trẻ từ 2 tháng- 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (với trẻ trên 1 tuổi).

Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên và không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.

Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (vị trí phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.

Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ nhưng cơ thể trẻ không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.

Sốt vừa đến sốt cao nhưng đôi khi không có ở trẻ có hệ miễn dịch yếu.

Đau ngực trong lúc ho và cả giữa các cơn ho.

Nôn không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.

Tím tái quanh môi và ở mặt do trẻ bị thiếu oxy.

Thở rít, mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi đây cũng là biểu hiện của viêm phổi.

Biến chứng của viêm phổi ở trẻ em:

Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng ở phổi có thể lây lan sang máu và dần dần nhiễm trùng từ máu sẽ lây lan qua các bộ phận khác trong cơ thể.

Tràn dịch màng phổi: Việc tích tụ dịch quá nhiều dễ gây ra tràn dịch màng phổi. Điều này sẽ chèn ép lên phổi và gây khó thở.

Áp xe phổi: Các vùng nhiễm trùng ở phổi rất dễ trở thành các ổ áp xe.

Hội chứng suy hô hấp cấp: Những người bị viêm phổi cả hai thùy rất dễ gặp phải tình trạng này. 

Suy hô hấp: Dưới sự tác động của vi khuẩn, tình trạng viêm phổi có thể gây ra các tác động tiêu cực đến cơ quan khác. Chẳng hạn như giảm huyết áp, nhịp tim hoặc thậm chí là mất nhận thức.

Trẻ em cần nhập viện điều trị viêm phổi khi nào?

- Trẻ sốt cao và kéo dài: Sốt cao có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác, tuy nhiên trẻ sốt cao kéo dài trong 2-3 ngày liên tục là triệu chứng viêm phổi.

- Co lõm lồng ngực: Đây là triệu chứng của trẻ đã bị viêm phổi nặng. Lúc này, khi trẻ hít vào, phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) sẽ bị lõm vào. Trong trường hợp phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực.

- Cơ thể tím tái: Đó là tình trạng da nhợt nhạt và tím lại ở mặt, chân, tay cho đến toàn thân. Nếu không được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong.

- Triệu chứng khác như: Trẻ khó thở, thở khò khè; Đau ngực, có thể đau ít hoặc nhiều; Môi khô, kèm theo mệt mỏi chán ăn…

Chẩn đoán và điều trị viêm phổi ở trẻ em:

Khi trẻ có các dấu hiệu của viêm phổi cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định chụp X-Quang phổi để chẩn đoán và đánh giá chính xác mức độ tổn thương phổi. 

Ngoài ra các xét nghiệm máu, cấy dịch tiết đường hô hấp cũng được tiến hành tùy thuộc vào mức độ của bệnh và để tìm căn nguyên gây bệnh.

Khi đã xác định trẻ em mắc bệnh viêm phổi, tùy vào giai đoạn và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có hướng điều trị khác nhau. Việc dùng thuốc, tùy nguyên nhân sẽ có phác đồ điều trị cụ thể:

- Bệnh viêm phổi ở trẻ em do vi khuẩn và mycoplasma: điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Viêm phổi ở trẻ em do virus: điều trị bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

- Viêm phổi ở trẻ em do nấm: điều trị bằng thuốc chống nấm.

 

Tùy theo tác nhân gây bệnh, mức độ viêm, lứa tuổi...  bác sĩ sẽ lựa chọn dùng kháng sinh phù hợp, liều lượng và thời gian dùng thuốc... Thông thường nếu đáp ứng tốt một liệu trình trị liệu kéo dài ít nhất 7-10 ngày.

Phòng ngừa viêm phổi cho trẻ:

Phòng ngừa chung:

- Nâng cao sức đề kháng của trẻ thông qua việc cung cấp dinh dưỡng tốt, cho ăn đúng và đủ theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Thường xuyên theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ để biết được tình trạng dinh dưỡng của con.

- Cải thiện môi trường sống: Nhà ở phải thoáng mát, thường xuyên vệ sinh không tiếp xúc với người hút thuốc lá.

- Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh hô hấp: ho, sốt…

- Vệ sinh mũi họng: khò họng nước muối sinh lí, nhỏ nước muối sinh lí sau khi đi bụi, mang khẩu trang tránh hít phải bụi đường.

Phòng ngừa đặc hiệu:

- Điều trị bệnh nền nếu có: Suy dinh dưỡng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh tim bẩm sinh…

Tiêm đầy đủ vắcxin theo Chương trình tiêm chửng mở rộng quốc gia cho trẻ: ngừa lao, sởi HIB, phế cầu, cúm…

PHÒNG ĐÀO TẠO- NCKH&CĐT.


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com