Thứ 7, 27/04/2024 | 13:33

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

THƯ MỜI CHÀO GIÁ

 

BẠN HÃY ĐỒNG HÀNH CÙNG CHÚNG TÔI ĐỂ CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO

Bạn hãy đồng hành cùng chúng tôi để chấm dứt bệnh Lao.

20/03/2024

         Ngày 24/3 hằng năm là Ngày Thế giới phòng, chống Lao nhằm nâng cao nhận thức về bệnh Lao toàn cầu và nỗ lực loại trừ bệnh Lao. Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm 2024 được WHO chọn là: “ YES! WE CAN END BT” - (ĐÚNG ! CHÚNG TA CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO). Trên cơ sở chủ đề của thế giới, áp dụng vào tình hình thực tế tại Việt Nam, chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao năm 2024 của Việt Nam là "ĐÚNG! VIỆT NAM CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO". Chủ đề như một lời khẳng định đanh thép rằng việc chấm dứt bệnh Lao là hoàn toàn có thể. Chủ đề nhấn mạnh về việc huy động sức mạnh tổng thể, thu hút sự quan tâm, tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh Lao.

         Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam vẫn nằm trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh Lao và Lao kháng đa thuốc cao nhất trên Thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc Lao cao và đứng thứ 15 gánh nặng Lao kháng đa thuốc với 70% người mắc bệnh Lao ở trong độ tuổi lao động. Nhưng hiện tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức trên 90% với bệnh nhân lao mới, xấp xỉ 70% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ ngắn hạn. Bệnh Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Lao gây nên, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Nguồn lây chính của bệnh Lao là những bệnh nhân Lao phổi có vi khuẩn Lao trong đờm. Người bị lây do hít phải vi khuẩn lao của bệnh nhân lao phổi bắn ra môi trường xung quanh khi ho, khạc, hắt hơi, hoặc khi tiếp xúc trong thời gian dài và liên tục.

         Để người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, mọi người cần lưu ý về việc phòng lây nhiễm bệnh lao cho cộng đồng, như sau:

- Ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;

- Mọi người khi ho kéo dài hơn 02 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;

- Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày;

- Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;

- Phát hiện sớm người mắc bệnh Lao điều trị kịp thời và đúng phác đồ để không còn khả năng lây bệnh cho người khác.

         Bệnh viện 74 Trung ương là Bệnh viện tuyến trung ương chuyên ngành lao và bệnh phổi. Bệnh viện được Bộ Y tế giao thực hiện công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực chuyên ngành lao và bệnh phổi, giám sát hoạt động Chương trình Chống lao Quốc gia tại 04 tỉnh Tây Bắc (Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và một số Bệnh viện Phổi của các tỉnh khác như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… trong công tác đào tạo chuyển giao kỹ thuật chuyên ngành hô hấp theo Đề án 1816. Với trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần phục vụ người bệnh nhiệt tình chu đáo, Bệnh viện đang là địa chỉ tin cậy trong hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Khi gặp các vấn đề về sức khỏe liên quan đến hô hấp, bệnh phổi thì hãy đến với Bệnh viện 74 Trung ương để được khám và điều trị, qua đó cùng nhau hành động góp phần chấm dứt bệnh lao vào năm 2035 tại Việt Nam./.


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com