Thứ 6, 17/05/2024 | 09:01

Thư mời chào giá

HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT SỐ 41-NQ/TW

HỘI NGHỊ NHÂN NGÀY VỆ SINH TAY TOÀN CẦU 05/5 VÀ NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5

Về việc đính chính văn bản số 367/BV74TW-VTTBYT ký ngày 24/4/2024.

GIAO LƯU THỂ THAO GIỮA CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG VỚI CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

 

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ

22/08/2022

 Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Bởi vì liệu trình điều trị bệnh ung thư khá nặng nề và khiến họ mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng. Đa số người bệnh ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Nhiều người bệnh ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian điều trị đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng. Người bệnh ung thư thường lựa chọn chế độ ăn kiêng một cách cực đoan, vì lo sợ rằng nếu nạp nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể sẽ thúc đẩy tế bào ung thư và khiến bệnh tình phát triển nhanh hơn.

Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước. Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao....sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm cho khối u” như nhiều người vẫn lầm tưởng. Nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để họ dễ hấp thụ dưỡng chất. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.

Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với người bị bệnh ung thư:

- Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Nên ăn một lượng ít thịt đỏ vì thịt đỏ thuộc nhóm chất đạm, không chỉ chứa hàm lượng protein cao mà còn cung cấp chất sắt. Nó giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do hóa trị, tăng sự ngon miệng. Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể. Ngoài ra trứng, các sản phẩm từ sữa ít béo, các loại hạt (vừng, lạc, đậu đỗ) và các loại đậu quả (đậu Hà Lan, đậu vàng, đậu lăng...), và các sản phẩm chế biến từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ…) cũng là nguồn đạm tốt nên sử dụng phối hợp trong bữa ăn cho người bệnh. Nếu người bệnh ăn kiêng loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thậm chí là chỉ ăn 100% gạo lứt sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng chất đạm làm cho sức khỏe suy kiệt, thiếu sức đề kháng, thiếu năng lượng.

- Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.

- Chất béo: Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng do chất béo cung cấp. Nên ăn cả dầu và mỡ, lượng dầu ăn nên chiếm 2/3 tổng chất béo, chọn các loại như: dầu hướng dương, dầu ngô, dầu lạc.... Sử dụng dầu dưới dạng xào nấu, rất hạn chế dùng dầu chiên ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các chất độc hại có thể làm kích thích khối u phát triển.

- Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin. Đặc biệt, các loại rau xanh còn chứa lượng chất chống oxy khá lớn, chúng có khả năng ngăn ngừa, phòng bệnh ung thư rất tốt. Chính vì thế bệnh nhân nên tăng cường ăn rau trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là súp lơ, cà rốt hoặc cà chua,…

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của người bị bệnh ung thư:

- Ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, giàu năng lượng và giàu đạm. Bổ sung thêm các sản phẩm giàu dinh dưỡng (sữa dinh dưỡng).

- Kiểm soát được lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào.

- Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút, tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng.

- Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo.

- Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến.

- Giữ vệ sinh răng, miệng. 

- Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp...).

- Khi người bệnh không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.

Mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau, đặc biệt là với người bệnh ung thư, do đó người bị bệnh ung thư nên đến gặp bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng để thiết lập cho mình chế độ ăn phù hợp, hiệu quả. Bổ sung dinh dưỡng người bị ung thư cũng hạn chế một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc điều trị. Các bác sĩ cho biết nhiều loại thực phẩm có khả năng khắc chế thuốc chữa bệnh ung thư, thậm chí khiến bệnh nhân tử vong. Đó là lý do vì sao cả người chăm sóc và người bệnh đều phải nắm được những nguyên tắc về dinh dưỡng để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với thể trạng, tình hình sức khỏe mỗi người./.

PHÒNG ĐÀO TẠO- NCKH&CĐT


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com