SỐT XUẤT HUYẾT: NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG – PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA.
SỐT XUẤT HUYẾT: NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG – PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA.
Theo số liệu từ Bộ Y tế, tính tới ngày 11/6/2022 cả nước đã có hơn 43.600 ca mắc, 22 người tử vong vì sốt xuất huyết. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc tăng 53%, tử vong tăng 17 trường hợp. Số ca mắc và tử vong chủ yếu tập trung tại các tỉnh miền Nam, một số tỉnh miền Trung.
Hiện nay miền Bắc đã xuất hiện một số ca bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội. Thời tiết đang vào giữa hè, nắng nóng, kèm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn Aedes aegypti sinh sản, phát triển, cùng với việc người dân đi du lịch, nghỉ dưỡng gia tăng nên khả năng lây lan dịch bệnh là rất cao và việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đóng một vai trò quan trọng.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue. Đây là bệnh lây truyền khi muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) mang mầm bệnh đốt.
Virus Dengue có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Người bệnh nhiễm với chủng virus nào thì có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó, nhưng vẫn có nguy cơ mắc các chủng khác. Vì vậy, những người sống trong vùng lưu hành dịch Dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời bởi chủng virus khác.
Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể đốt người và truyền bệnh. Virus Dengue sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi Aedes khoảng 8-11 ngày. Sau đó, nếu bạn bị muỗi Aedes chích thì virus sẽ được lây truyền.
Muỗi vằn Aedes aegypti
Nguyên nhân
- Lây bệnh do bị muỗi vằn Aedes aegypti đốt
Đây là đường lây truyền phổ biến nhất. Muỗi vằn Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Muỗi sau khi hút máu của người bệnh sốt xuất huyết hoặc người lành mang bệnh (người mang virus Dengue nhưng không triệu chứng) sau đó đốt người khỏe mạnh sẽ đưa virus vào cơ thể và gây bệnh.
- Lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm
Đường lây truyền này ít phổ biến hơn so với lây qua đường muỗi vằn đốt. Người lành có nguy cơ cao mắc bệnh nếu lấy máu của người mang mầm bệnh truyền cho người lành hoặc khi người lành và người bệnh dùng chung bơm kim tiêm.
- Các đường lây truyền ít gặp
+ Lây truyền tại bệnh viện: Virus Dengue có thể bị lây qua các chế phẩm máu, phơi nhiễm với tổn thương do kim tiêm, tổn thương ở niêm mạc. Người hiến tặng máu không có triệu chứng cũng có thể mang virus Dengue trong máu.
+ Lây truyền dọc: Người mẹ mang virus dengue trong máu (mắc bệnh trong vòng 10 ngày trước sinh) có thể truyền virus cho con khi sinh. Sốt xuất huyết có thể biểu hiện ở trẻ sơ sinh lúc 4-11 ngày tuổi.
Triệu chứng
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết lâm sàng rất đa dạng và dễ nhầm lẫn, có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Tùy theo từng mức độ khác nhau, biểu hiện nhận diện sốt xuất huyết cụ thể như sau:
- Dấu hiệu sốt xuất huyết nhẹ
Cấp độ sốt xuất huyết nhẹ thường xuất hiện ở người có lần đầu tiên mắc bệnh vì chưa có miễn dịch với virus Dengue. Đây là mức độ có các triệu chứng điển hình và không gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường khởi phát với triệu chứng sốt và kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, các triệu chứng khác cảnh báo bệnh như:
+ Sốt cao, lên đến 40,5 độ C;
+ Đau đầu nghiêm trọng;
+ Đau phía sau mắt;
+ Đau khớp và cơ;
+ Buồn nôn và ói mửa;
+ Phát ban.
Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và dần thuyên giảm sau 1-2 ngày. Người bệnh có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.
- Biểu hiện sốt xuất huyết nặng
Ở mức độ này, các dấu hiệu sốt xuất huyết bao gồm tất cả các triệu chứng của dạng sốt xuất huyết nhẹ kèm theo các tổn thương ở mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Cấp độ bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, cần điều trị khẩn cấp, thậm chí gây tử vong.
- Hội chứng sốc sốt xuất huyết
Sốc sốt xuất huyết Dengue là mức độ nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, và hiện tượng huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).
Thể bệnh này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi trẻ em và người lớn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2-5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Sốc sốt xuất huyết thường phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ nhỏ ở người lớn. Bệnh có thể chuyển nặng nhanh chóng, gây suy đa cơ quan và tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Phương pháp điều trị
Điều trị sốt xuất huyết tại nhà:
Người bệnh có thể điều trị sốt xuất huyết ở nhà bằng cách bù nước khi phát hiện triệu chứng sốt từ 2 – 7 ngày.
Nhập viện thời gian ngắn (12 – 24 giờ):
Nếu biện pháp bù nước bằng đường uống không lại kết quả và xuất hiện các điểm xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc của người bệnh thì cần đưa người bệnh nhập viện ngay.
Nhập viện thời gian dài (> 24 giờ):
Khi có biểu hiện chân tay lạnh, sốt li bì, mạch yếu, viêm họng, khó thở… người bệnh sốt xuất huyết cần được đưa vào nhập viện điều trị ngay.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết, điều trị triệu chứng là phương pháp điều trị bệnh chủ yếu được áp dụng. Trường hợp người bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà, nghỉ ngơi và uống nhiều nước, ăn các món mềm có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt bằng Paracetamol hoặc uống Oresol để bù điện giải, lau mát ở vùng nách và bẹn khi sốt cao.
Khi điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi tại nhà và đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác theo yêu cầu.
Cách phòng ngừa
- Biện pháp phòng và diệt bọ gậy, lăng quăng, muỗi: Thay nước thường xuyên cho các lọ hoa, chậu cây cảnh có nước,…; Thả cá vàng vào bể cá, hồ cá, hòn non bộ,… để tiêu diệt bọ gậy, lăng quăng; Che đậy lu nước, xô nước…; Xúc rửa các dụng cụ chứa nước hàng tuần; Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không sử dụng; Thu gom phế liệu, rác thải thường xuyên; Phát quang bụi rậm, cây cối trong vườn; Phun thuốc diệt muỗi quanh nhà.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Ngủ màn kể cả ban ngày; Mặc quần áo dài tay, dài chân và nhạt màu khi ra ngoài; Thoa dầu tràm hoặc kem chống muỗi; Mùa mưa, nên hạn chế ra ngoài vào buổi chiều tối, đặc biệt không đến những nơi um tùm, ẩm thấp, nhiều cây cối…; Khi cho bé ra ngoài vui chơi cần theo dõi, giám sát bé thường xuyên, không để bị muỗi đốt; Đóng kín các cửa trong nhà; Người bị sốt xuất huyết cần ngủ màn thường xuyên để phòng tránh muỗi đốt và lây truyền cho những thành viên khác trong nhà.
Bệnh viện 74 Trung ương mong muốn thông qua việc cung cấp một số kiến thức cơ bản về sốt xuất huyết, người dân sẽ có thêm hiểu biết, kỹ năng từ đó nâng cao nhận thức để phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này./.
PHÒNG ĐT-CĐT&NCKH.
Bài viết khác
-
THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024
THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024 -
TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ -
Bệnh viện 74 Trung ương
Được công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành -
BẾ GIẢNG CÁC LỚP ĐÀO TẠO CHỈ ĐẠO TUYẾN “KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM VI SINH CƠ BẢN” VÀ “NỘI SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM”
Bệnh viện 74 Trung ương tổ chức bế giảng các lớp đào tạo chỉ đạo tuyến "Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh cơ bản" và "Nội -
HỘI THI DƯỢC SĨ, KỸ THUẬT VIÊN GIỎI NĂM 2024
Bệnh viện 74 Trung ương tổ chức Hội thi " Dược sĩ, Kỹ thuật viên giỏi năm 2024". -
TẬP HUẤN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THEO NGHỊ ĐỊNH 60/2021/NĐ-CP
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC TẬP HUẤN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THEO NGHỊ ĐỊNH -
TẬP HUẤN CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC “TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP”
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG KHAI GIẢNG LỚP TẬP HUẤN CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC “TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ -
TẬP HUẤN AN TOÀN NGƯỜI BỆNH
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC TẬP HUẤN AN TOÀN NGƯỜI BỆNH -
KHAI GIẢNG LỚP TẬP HUẤN CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC “HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP”
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC KHAI GIẢNG LỚP TẬP HUẤN CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC “HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC NGƯỜI -
ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO BỊ THIỆT HẠI DO ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO SỐ 3 (BÃO YAGI)
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG PHÁT ĐỘNGQUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO, ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG NGÀNH Y TẾ BỊ THIỆT HẠI DO