NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
Lao màng phổi: Là một bệnh lý do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra biểu hiện chủ yếu là tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi (TPE) do nhiễm Mycobacterium tuberculosis được đặc trưng bởi sự tích tụ mãn tính mạnh mẽ của các tế bào chất lỏng và viêm trong khoang màng phổi.
Hình ảnh 1: Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis
Nguyên nhân
Do vi khuẩn lao xâm nhập vào người nên gây ra bệnh, tuy nhiên, nó cũng có thể phát sinh nếu gặp phải các yếu tố sau:
- Người chưa tiêm vắc-xin phòng tránh lao màng phổi từ nhỏ.
- Người bị lao phát hiện muộn và điều trị không đúng cách.
- Người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với người mắc bệnh lao phổi.
- Người bị chấn thương lồng ngực hoặc nhiễm lạnh đột ngột.
- Người mắc một số bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS.
Triệu chứng
Bệnh lao màng phổi sẽ phát triển qua 2 giai đoạn là khởi phát và toàn phát.
* Giai đoạn khởi phát:
Khoảng 50% người mắc bệnh sẽ bị sốt cao tới 39 - 40 độ C, kèm theo triệu chứng đau tức ngực đột ngột và dần trở nên nặng hơn, hay khó thở, ho khan...
Khoảng 30% người khác sẽ có triệu chứng sốt nhẹ về chiều tối, đi kèm cùng tình trạng đau tức ngực, khó thở tăng dần lên.
Khoảng 20% người còn lại sẽ không có biểu hiện rõ rệt và rất khó phát hiện. Do đó, nếu cảm thấy đau tức ngực thường xuyên cần chủ động đi chụp X-quang để biết rõ xem mình có mắc bệnh hay không.
* Giai đoạn toàn phát:
Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ có biểu hiện như ốm yếu, người xanh xao, thiếu sức sống, giảm cân đột ngột dù không ăn kiêng, sốt cao 38 - 40 độ C, hạ huyết áp, mạch đập nhanh, buồn nôn và nôn. Khi thay đổi tư thế thường bị ho khan thành từng cơn, đau tức ngực nhưng không biểu hiện nhiều như giai đoạn khởi phát.
Các biện pháp chẩn đoán
X quang phổi thẳng và nghiêng;
Siêu âm màng phổi;
Chọc hút và xét nghiệm dịch màng phổi;
Sinh thiết màng phổi qua soi màng phổi hoặc sinh thiết mù để lấy mẫu làm xét nghiệm giải phẫu bệnh tìm tổn thương lao đặc hiệu;
Tìm vi khuẩn lao bằng kỹ thuật PCR có thể được chỉ định cho những bệnh nhân khó và ở nơi có điều kiện tiến hành;
Các kỹ thuật xét nghiệm mới như tìm kháng thể kháng lao trong dịch màng phổi bằng kỹ thuật ELISA và xét nghiệm Gene Xpert có giá trị chẩn đoán. Tuy nhiên giá thành cao, chỉ một số nơi mới có trang thiết bị để thực hiện.
Hình ảnh 2: Phim chụp Xquang bệnh nhân Lao màng phổi
Nguyên tắc điều trị
Theo nguyên tắc của hóa trị liệu lao:
- Phối hợp các thuốc chống lao
- Dùng thuốc đúng liều
- Dùng thuốc đều đặn
- Dùng thuốc đủ thời gian theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì.
Điều trị triệu chứng:
- Giảm đau, hạ sốt.
- Nếu khó thở do tràn dịch nhiều cần nhắc chọc hút dịch màng phổi.
Hút dịch cần phải hút sớm và hút hết. Để hạn chế các tai biến khi hút dịch (sốc, tràn khí, chảy máu, bội nhiễm …) cần tuân thủ theo nguyên tắc hút dẫn lưu dịch màng phổi kín, vô trùng và không hút quá nhiều, quá nhanh.
- Chống dày dính màng phổi
- Cân nhắc dùng corticoid khi có phối hợp viêm màng ngoài tim.
Điều trị khác:
- Bệnh nhân tập thở sớm khi hết dịch bằng phương pháp thở hoành.
- Điều trị kết hợp ngoại khoa.
- Khi có biến chứng ổ cặn màng phổi; bội nhiễm gây rò mủ màng phổi… Ngoài điều nội khoa tích cực cần kết hợp với: Mở màng phổi tối thiểu, mở màng phổi tối đa; phẫu thuật bóc tách màng phổi; rửa màng phổi kết hợp với điều trị kháng sinh tại chỗ.
Hình ảnh 3: Phẫu thuật cho người bệnh
Lao màng phổi có biến chứng ổ cặn màng phổi
Lao màng phổi có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phác đồ điều trị dài ngày. Tuy nhiên nêu không tuân thủ điều trị có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề như tràn dịch, tràn khí màng phổi, viêm phủ màng phổi, dày dính dịch nhiều ở màng phổi và ổ cặn màng phổi. Do đó, cần phát hiện kịp thời và có cách điều trị bệnh phù hợp càng sớm càng tốt.
Bệnh viện 74 Trung ương luôn là cơ sở y tế đi đầu về khám và điều trị lao phổi nói chung trong cả nước. Với bề dày kinh nghiệm cùng đội ngũ y bác sỹ được đào tạo chuyên sâu kết hợp với trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện chúng tôi tin tưởng sẽ mang lại sự yên tâm, hài lòng cho người bệnh./.
PHÒNG ĐT-CĐT&NCKH.
Bài viết khác
-
THÔNG BÁO
Thông báo cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh. -
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.