MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra, thuộc họ Mycobacterium. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở nhiều nơi trên cơ thể: lao phổi, lao khớp, lao màng não, lao hạch, lao ruột, lao sinh dục, lao màng bụng,… Trong đó lao phổi là thường gặp nhất với tỷ lệ cao, từ 80 - 85%.
Vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis.
Người có nguy cơ mắc bệnh lao phổi
+ Người bị suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, ung thư…
+ Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt là trẻ em.
+ Người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá.
+ Người sử dụng các thuốc ức chế miến dịch kéo dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư…
Triệu chứng bệnh lao phổi
+ Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu);
+ Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở;
+ Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc;
+ Đổ mồ hôi trộm về đêm;
+ Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều;
+ Chán ăn, gầy sút.
Biến chứng bệnh lao phổi
+ Tràn dịch tràn khí màng phổi: Tràn dịch màng phổi là hiện tượng màng phổi bị ứ dịch đầy trong khoang màng phổi. Còn tràn khí là hiện tượng khí xâm nhập đầy trong khoang màng phổi. Khí và dịch là từ phổi đi ra, vào trong khoang này.
Khi bị lao phổi, vi khuẩn lao làm thông thương giữa phổi và khoang này làm dịch và khí tràn ra một cách ồ ạt. Sự nguy hiểm ở đây là khí và dịch tràn ra nhiều quá sẽ ép phổi lại còn một thể tích rất nhỏ. Thể tích này không thể cung cấp đủ khí. Người bệnh sẽ bị ngạt thở và tử vong. Do vậy, cần xử lý ngay tràn dịch và khí để khai thông sự dễ thở cho nạn nhân.
+ Xơ phổi: Biến chứng đáng ngại nhất của lao phổi là tình trạng xơ hóa phổi. Vi khuẩn lao phá hủy phổi không ngừng. Chúng có thể làm hỏng một thùy nhỏ của phổi nhưng cũng có khi làm hỏng toàn bộ một bên phổi. Các vết phá hủy này có đặc điểm là lan tràn và mang tính mãi mãi. Khi đã bị phá hủy tan tác, phổi chỉ còn lại một lá xơ. Lá xơ này thủng lỗ chỗ và không hề có chức năng trao đổi khí. Người bệnh sẽ bị suy hô hấp dần dẫn đến tử vong.
+ Ho nhiều ra máu: Ho ra máu là tình trạng người bệnh ho và khạc ra máu. Ho ra máu là một dấu hiệu vi khuẩn lao đã thâm nhiễm vào phổi và bắt đầu phá hủy phổi. Sự phá hủy này theo chiều hướng phá tan cấu trúc và làm thủng mạch máu. Ban đầu chỉ là các mạch máu nhỏ ở phế nang, sau rồi đến các mạch máu lớn. Nếu không cứu chữa kịp thời thì nạn nhân có thể tử vong nhanh. Đó là khi vi khuẩn lao phá hủy một mạch máu lớn thì lượng máu sẽ ồ ạt chảy ra hoặc khi lượng máu quá nhiều người bệnh ộc ra. Toàn bộ lượng máu này sẽ làm bít tắc đường phế quản trên diện rộng và người bệnh tắc thở, suy tuần hoàn và tử vong.
Đường lây tryền bệnh
Bệnh lao phổi rất dễ lây truyền qua đường hô hấp. Người lành có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với người bị bệnh lao phổi hoặc chất thải có chứa vi khuẩn lao như: đờm, dãi, nước bọt khi ho, hắt hơi… hay dùng chung đồ với người bệnh lao như khăn mặt, chậu, bát đũa... Ngoài ra, người sống trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh hoặc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao, tiếp xúc với thú nuôi nhiễm lao.
Cách phòng ngừa bệnh
* Đối với người chưa bị bệnh lao phổi:
+ Tiêm vắc xin: Tiêm vắc xin BCG (vắc xin phòng lao) cho trẻ ngay từ tháng đầu sau sinh theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.
+ Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi.
+ Che miệng khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân đối với người bị bệnh lao phổi.
* Đối với người bệnh lao phổi:
Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào đúng nơi quy định. Đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được xử lý đúng phương pháp. Tận dụng ánh nắng mặt trời cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh vì vi khuẩn sẽ chết dưới ánh mặt trời.
Phương pháp điều trị
Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn. Người mắc bệnh lao sẽ được điều trị thuốc chống lao từ 06 tháng đến 12 tháng chia thành 02 giai đoạn:
+ Giai đoạn tấn công: kéo dài 02 tháng;
+ Giai đoạn duy trì: kéo dài 04 tháng đến 10 tháng;
Người bệnh cần chú ý dùng thuốc điều trị bệnh lao đều đặn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng trong quá trình điều trị lao.
Bệnh viện 74 Trung ương luôn là cơ sở y tế đi đầu về khám và điều trị lao phổi trong cả nước. Với bề dày kinh nghiệm cùng đội ngũ y bác sỹ được đào tạo chuyên sâu kết hợp với trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện chúng tôi tin tưởng sẽ mang lại sự yên tâm, hài lòng cho người bệnh./.
Bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện 74 Trung ương
PHÒNG ĐT-CĐT &NCKH
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày. -
HỘI NGHỊ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM XÉT TẶNG DANH HIỆU THẦY THUỐC NHÂN DÂN, THẦY THUỐC ƯU TÚ LẦN THỨ 14
HỘI NGHỊ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM XÉT TẶNG DANH HIỆU THẦY THUỐC NHÂN DÂN, THẦY THUỐC ƯU TÚ LẦN THỨ 14