5 ngộ nhận thường gặp về bệnh hen
Chính vì cho rằng bệnh hen không thể chữa được nên nhiều người không chú tâm điều trị khiến bệnh ngày càng nặng. Thực ra, phần lớn bệnh nhân đều có thể kiểm soát tốt cơn hen để sống như người bình thường.
Theo giáo sư Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen, dị ứng và miễn dịch lâm sàng, các nghiên cứu cho thấy nếu điều trị và sinh hoạt đúng theo chỉ dẫn, có đến 84% số ca hen có thể kiểm soát tốt. Tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, con số đạt được chỉ là 5%. Ngoài việc thiếu điều kiện kinh tế, sự hiểu nhầm rằng bệnh hen không thể cải thiện là một trong các nguyên nhân.
Các ngộ nhận sau cũng làm giảm hiệu quả kiểm soát hen - căn bệnh của ít nhất 4,5 triệu người Việt Nam:
Thuốc cắt cơn mới là thần dược: Khi có cơn hen, loại thuốc này giúp bạn cảm thấy dễ chịu ngay nhờ tác dụng làm giãn phế quản. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng đây mới là vị cứu tinh của mình, và thờ ơ với việc dùng thuốc điều trị dự phòng. Thực ra, việc dùng thuốc dự phòng rất quan trọng, vì nó làm giảm tình trạng viêm dị ứng và ngăn sự xuất hiện các cơn hen. Nếu không dùng nó như bác sĩ chỉ định, các cơn hen của bạn sẽ xuất hiện ngày càng dày và nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc cắt cơn còn gây nhờn thuốc.
Nên hạn chế dùng thuốc dự phòng vì nhiều tác dụng phụ: Khi thấy triệu chứng đã cải thiện, nhiều bệnh nhân đã ngừng dùng thuốc dự phòng dù chưa được bác sĩ đồng ý. Họ cho rằng không nên dùng thuốc này kéo dài vì sẽ gây tác dụng phụ. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ làm bệnh quay trở lại nặng hơn. Theo phác đồ, bạn vẫn phải dùng thuốc dự phòng hằng ngày trong 3 - 6 tháng cho dù đã hết triệu chứng. Việc dùng thuốc đúng chỉ định sẽ giúp bạn giảm tối đa tác dụng phụ.
Có thể thoải mái dùng thuốc Đông y gia truyền: Nên hỏi bác sĩ nếu bạn muốn dùng bất cứ thuốc gì ngoài những thứ được kê đơn. Nhiều loại thuốc \"gia truyền\" thực chất chứa corticoide - một trong các chất kháng viêm vẫn được dùng điều trị dự phòng hen - nhưng liều lượng rất tùy tiện. Nó có thể gây quá liều corticoide và dẫn đến nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, hạ canxi máu, loét dạ dày tá tràng, loãng xương, nấm họng, nám da... và nhiều rối loạn nữa.
Không được tập thể dục: Thực ra việc tập luyện luôn có lợi cho sức khỏe, ngay cả với người bị hen. Bạn có thể tập các môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, khí công, thể dục nhịp điệu; trước đó cần khởi động và uống đủ nước. Tránh những môn cần gắng sức nhiều. Tuy nhiên, bạn nên đến bác sĩ tư vấn để chọn một môn và xác định cường độ, cách tập phù hợp với sức khỏe của mình. Nếu có triệu chứng của cơn hen, nên ngừng ngay, nghỉ ngơi và dùng thuốc cắt cơn. Tiến sĩ Nguyễn Năng An cho biết bệnh hen chiếm ít nhất 5% dân số Việt Nam. Ở trẻ em, tỷ lệ này là 8 - 12%, cao nhất là ở các thành phố lớn do môi trường quá ô nhiễm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh hen không ngừng gia tăng, cứ sau một thập kỷ là tỷ lệ dân số mắc bệnh này lại tăng 25 - 50%.
Theo một nghiên cứu mới nhất ở Hà Nội, tỷ lệ hen ở trẻ em tuổi học đường là 8,1% đối với nội thành và 6,7% với khu vực ngoại thành. Tỷ lệ bệnh cao nhất ở bậc tiểu học, với 9% học sinh nội thành và 7% học sinh ngoại thành mắc hen.
Theo BigBB
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.