Bedaquiline: Một loại thuốc mới điều trị MDR-TB
Ngày 28 tháng 12 năm 2012, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã chấp thuận bedaquiline (Sirturo) như một phần của liệu pháp kết hợp điều trị bệnh lao phổi đa kháng thuốc (MDR-TB) ở người lớn khi các lựa chọn thay thế khác không có sẵn.
Loại thuốc này khác với các phương pháp điều trị bệnh lao khác về cơ chế hoạt động: Nó ức chế enzyme cần thiết cho sự sản sinh năng lượng của vi khuẩn lao.
Bedaquiline được xem xét theo chương trình phê duyệt nhanh, chương trình cho phép FDA chấp thuận một loại thuốc triển vọng thay thế trong khi các nghiên cứu bổ sung được tiến hành để xác nhận tính lợi ích và an toàn. Sự chấp thuận nhanh liệu pháp thay thế này dựa trên các nghiên cứu giai đoạn II trên 440 bệnh nhân. Hiệu quả của thuốc thay thế là thời gian để chuyển hóa nuôi cấy đờm nhanh hơn khi điều trị kết hợp với bedaquiline so với điều trị kết hợp với giả dược.
Đáng chú ý, bedaquiline có các cảnh báo an toàn liên quan đến việc làm tăng nguy cơ tử vong (nghiên cứu 1 cho thấy: 11,4% bệnh nhân tử vong trong nhóm dùng bedaquiline, so với 2,5% ở nhóm dùng giả dược) và nguy cơ gây rối loạn nhịp tim. Các phản ứng bất lợi thông thường bao gồm: buồn nôn, đau khớp, và đau đầu. Các cảnh báo tương tác thuốc bao gồm sử dụng thuốc cùng với các chất ức chế enzyme mạnh-CYP3A4 và các chất gây kích ứng.
Bàn luận: MDR TB đặt ra nhiều thách thức, và việc bổ sung bedaquiline là một lựa chọn được tán thành. Mặc dù khả năng kháng bedaquiline đã được chứng minh, thuốc này có lợi thế là không tham gia vào cơ chế kháng thuốc chéo với các thuốc lao khác.
Các vấn đề an toàn đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm. Sự gia tăng nguy cơ tử vong được nhận thấy trong nghiên cứu cho đến nay vẫn không giải thích được. Các bệnh nhân sử dụng bedaquiline phải thường xuyên được theo dõi điện tâm đồ vì những nguy cơ tiềm ẩn do rối loạn nhịp tim, việc sử dụng đồng thời các tác nhân gây rối loạn nhịp tim như fluoroquinolones, clofazimine, macrolid (tất cả đều có thể được sử dụng trong điều trị MDR-TB) có thể dẫn đến các tác dụng phụ. Sử dụng bedaquiline đồng thời với rifampin – chất kích ứng enzyme mạnh CYP3A4 - là không nên. Khi sử dụng bedaquiline cùng với các chất ức chế mạnh CPY3A4 đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ bệnh nhân, nên tránh đồng sử dụng > 14 ngày liên tiếp, trừ khi lợi ích thu được vượt quá nguy cơ.
Người dịch: Ths. Đinh Thị Thuận
Người hiệu chỉnh: Ts. Vũ Quang Diễn
Nguồn tham khảo: http://infectious-diseases.jwatch.org/cgi/content/full/2013/109/5
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.