Thứ 6, 22/11/2024 | 08:35

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

 

Bệnh bụi phổi - Silic nghề nghiệp là gì?

BHLĐ. Bệnh bụi phổi - silic là tình trạng bệnh lý của phổi do hít thở bụi có chứa silic trong môi trường lao động.

18/06/2012

Đặc điểm của bệnh là xơ hóa và phát triển các hạt ở 2 phổi gây khó thở, về X - quang phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt.

Bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở nước ta, tính đến cuối năm 2011 tổng số bệnh nghề nghiệp mắc của Việt Nam là 27.246 trường hợp trong đó bệnh bụi phổi - silic chiếm tới 74,40% .

Triệu chứng lâm sàng:

- Khó thở gắng sức là triệu chứng cơ bản, đặc hiệu của bệnh do xơ hóa phổi hoặc khí thũng.

- Ho và khạc đờm: giai đoạn đầu thưa, ít; về sau ho và khạc đờm thường xuyên và kéo dài, đó là biểu hiện của viêm phế quản mạn tính.

- Đau ngực: là dấu hiệu hay gặp, thường đau ở vùng đáy phổi.

- Ho ra máu, khạc đờm đen: ho ra máu thường trong trường hợp kết hợp với bệnh lao phổi, ho khạc đờm đen trong, lỏng gặp ở công nhân ngành than.

Tiến triển:

Bệnh tiến triển chậm, xơ hóa ngày càng lan tỏa. Nếu phát hiện sớm và ngừng tiếp xúc với bụi, nhiều trường hợp bệnh ổn định. Nói chung bệnh phổi - silic là bệnh không hồi phục, thường tử vong ở độ tuổi 45-50.

Những công việc có nguy cơ mắc bệnh:

Những người làm các công việc tiếp xúc với bụi silic tự do chủ yếu như:

- Khai thác quặng đá có chứa silic tự do

- Đẽo mài đá có chứa silic tự do

- Tán, nghiền, sàng các quặng đá chứa silic tự do

- Công việc đúc tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm sạch vật đúc.

- Làm sạch hoặc làm nhẵn vật bằng tia cát.

- Sản xuất, chế biến thủy tinh, gạch chịu lửa, đồ gốm...

Chẩn đoán bệnh:

- Người lao động được xét chẩn đoán phải là người có tiếp xúc với bắt buộc với bụi có nồng độ, số lượng và kích thước hạt, hàm lượng silic tự do vượt quá giới hạn cho phép.

- Phải có thời gian tiếp xúc với bụi ít nhất 5 năm, cá biệt dưới 5 năm (phải được hội chẩn giữa các thầy thuốc chuyên khoa). Hình ảnh tổn thương trên X - quang, có hạt xilicô (theo bảng phân loại quốc tế chia ra các thể p, q, r, … xác định theo phim và cần đối chiếu với phim mẫu quốc tế của ILO).

Một số dấu hiệu khác như khó thở khi gắng sức, đau tức ngực, hội chứng tắc nghẽn phổi và hội chứng hạn chế.

Điều trị:

- Bệnh bụi phổi - silic là một bệnh xơ hóa phổi không hồi phục, hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ có các loại thuốc chữa triệu chứng và nâng cao thể trạng, giúp làm giảm, ngừng tiến triển bệnh.

- Điều trị viêm phế quản mãn tính: Dùng các thuốc kháng sinh, long đờm, giảm ho.

- Trong biến chứng suy tim: Dùng digital, lợi tiểu, nghỉ ngơi, ăn nhạt.

- Trong suy hô hấp phải cho thở ôxy.

- Thuốc bổ dưỡng nâng cao thể trạng, các loại sinh tố...

Dự phòng:

- Thay các nguyên liệu ít hoặc không có chứa silic.

- Sản xuất trong chu trình khép kín tránh làm bụi phát tán rộng.

- Cơ giới hóa, tự động hóa quá trình sản xuất, thông gió, hút bụi, che chắn máy phát sinh bụi, nổ mìn vào cuối ca làm việc và trong môi trường được làm ẩm.

- Đeo khẩu trang thường xuyên hoặc mặt nạ khi cần.

- Thường xuyên kiểm tra môi trường lao động, tổ chức khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ hằng năm và khám định kỳ 6 tháng một lần cho những nơi có hàm lượng bụi silic tự do cao. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, chụp phim 30x40 cm những trường hợp nghi ngờ.

PGS.TS Khúc Xuyền

Giám đốc TT.Sức khỏe Nghề nghiệp&Môi trường

Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com