Bệnh đường hô hấp ở trẻ: Chớ nên xem thường
Dù ở nước giàu hay nước nghèo, mỗi năm, một trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc các bệnh đường hô hấp từ 5 - 8 lần. Phần lớn trẻ sẽ tự khỏi nhưng khoảng 1/4 trường hợp bệnh sẽ diễn tiến thành viêm phổi.
Theo báo cáo của UNICEF và TCYTTG (2006), viêm phổi đã giết 2 triệu trẻ em mỗi năm, nhiều hơn tử vong của AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Vậy mỗi ngày có khoảng 4300 trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới. Chưa có bệnh nào làm trẻ em tử vong nhiều đến như vậy!
Được sự tư vấn của ThS. BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi đồng 1, chúng tôi đã có được những thông tin hữu ích về bệnh đường hô hấp ở trẻ.
Nguyên nhân
Hô hấp là thiết yếu cho sự sống và vì vậy đường hô hấp chính là cửa ngõ rộng mở mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở. Đường thở của trẻ lại ngắn, hẹp hơn người lớn nên mầm bệnh dễ lây lan hơn.
Trẻ dưới 5 tuổi thường mắc bệnh đường hô hấp nhiều hơn, do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng, khả năng miễn dịch kém, không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào qua đường hô hấp.
Trẻ còn nhỏ, chưa có ý thức giữ vệ sinh, tự bảo vệ mình trước các nguy cơ lây nhiễm bệnh từ môi trường sống và người có bệnh nên càng dễ mắc bệnh.
Những hiểm họa từ bệnh đường hô hấp:
Dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp chỉ là ho có thể kèm theo sổ mũi, hắt hơi, sốt,... nhưng lại có mức độ lây nhiễm cao, khó kiểm soát, có thể gây dịch nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng nhiều hơn so với các bệnh thông thường khác.
Trẻ mắc bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ hội học hỏi và khả năng lĩnh hội kiến thức bị gián đoạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của cha mẹ do phải dành nhiều thời gian để chăm sóc trẻ khi trẻ bệnh.
Nếu những bệnh này không được phát hiện, xử trí kịp thời sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp cấp, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não, áp-xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến tử vong
Các biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa các chứng nhiễm khuẩn hô hấp nói trên, nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chủng ngừa đủ, uống vitamin A.
Bảo vệ trẻ tránh khỏi các ảnh hưởng từ sự thay đổi của thời tiết: mặc quần áo mát khi trời nóng và giữ ấm khi trời lạnh cho trẻ; không để nằm gần quạt máy, máy lạnh quá lâu, không cho đi chơi dưới trời mưa, trời nắng gắt hay quá khuya... Nếu trẻ bị ho, sổ mũi cần sớm đưa trẻ đi khám bệnh để phát hiện sớm viêm phổi cũng như các biến chứng khác.
Các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý tăng cường miễn dịch tự nhiên cho trẻ thông qua dinh dưỡng. Ngoài việc bổ sung một số chất quen thuộc, nhiều hội thảo khoa học và các tạp chí trong thời gian gần đây đã đề cập nhiều đến Betaglucan1,3/1,6. Đây là một hỗn hợp sinh học polysaccharide, được tìm thấy một cách tự nhiên trong men bánh mì, một số loại nấm, hạt ngũ cốc… Betaglucan1,3/1,6 được chứng minh là có khả năng giúp tăng cường hàng rào miễn dịch tự nhiên ở người. Sau khi được ăn uống vào cơ thể qua đường tiêu hóa, Betaglucan1,3/1,6 được hấp thu qua ruột, nó liên kết với các bạch cầu trung tính giúp các bạch cầu nhận diện nhanh và tiêu diệt các mầm bệnh một cách hiệu quả. Kết quả nghiên cứu lâm sàng mới nhất của nhà khoa học Talbott công bố năm 2009 qua đó cho thấy tác dụng của Betaglucan1,3/1,6trong việc làm giảm đáng kể các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên như: nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho...Vì vậy, từ năm 1983, Beta-Glucan đã được FDA G.R.A.S khuyên dùng trong khẩu phần dinh dưỡng cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.
Sức khỏe & đời sống
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.