Bệnh hen suyễn
Hen là một bệnh mãn tính, trầm trọng, và thường cũng là một biểu hiện về dị ứng, nhiều khi kéo dài nhiều năm tháng. Hen cũng là một bệnh khá hay gặp.
Theo số liệu thống kê, cả thế giới có trên 16 triệu người hen ở Việt Nam, số người mắc hen chiếm khoảng 4-5% dân số.
Dưới đây là những giải thích về bệnh Hen, những triệu chứng của Hen và cách chữa trị hen ra sao:
Người bệnh hen nếu được điều trị thích hợp, hoàn toàn không phải chấp nhận cuộc sống hạn chế. Nhiều vận động viên thể thao, kể cả các nhà quán quân thể thao bị hen vẫn đạt được những thành tích tuyệt đỉnh trong các cuộc tranh tài quốc tế. Điều này chứng minh hen không cản trở người mắc bệnh được hưởng một cuộc sống có ý nghĩa với các hoạt động tích cực về nghề nghiệp.
1. Hen là gì ?
Quá trình thở là hít không khí có chứa nhiều oxy vào trong cơ thể và huy động khí thải thán khí (dioxyt carbon) tống ra khỏi cơ thể. Không khí vào trong cơ thể qua khí quản. Khí quản chi ra 2 phế quản gốc dẫn vào 2 phổi.
Trong phổi 2 phế quản gốc chia ra nhiều phế quản nhỏ, rồi đến các tiểu phế quản. Các tiểu phế quản dẫn đến các túi không khí gọi là các phế nang, ở đó có trao đổi oxy và thán khí.
Hen là tình trạng các phế quản nhỏ bị hẹp do viêm nhiễm mãn tính khi các phế quản nhỏ bị hẹp, không khí qua đó khó khăn vì:
- Co thắt của các cơ ở thành phế quản.
- Sưng và phù nề lốp niêm mạc của phế quản.
- Tiết nhiều chất nhầy vào trong lòng các phế quản.
Ngoài ra còn có sự tăng quá mức của tính đáp ứng của phế quản với nhiều yếu tố gây khởi phát cơn hen. Các đường thở trở thành dễ bị kích thích quá mức và đáp ứng quá mức với một loạt các yếu tố khởi phát cơn hen: bụi nhà, mạt, phấn hoa, khói thuốc lá, các chất gây kích thích.
2. Cái gì gây ra hen ?
Hiện nay chúng ta biết rằng, nhiều người sinh ra đã có cơ địa dễ bị hen. Thường trong gia đình những người này có người thân cũng bị hen, chàm, mày đay, viêm mũi dị ứng… Ở người này, hen gây ra do dị ứng với bọ mạt, với bụi nhà, hen xảy ra quanh năm. Ở một số người khác lại dị ứng với phấn hoa, hen chỉ xảy ra theo mùa. Hen cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với một vài loại hóa chất (thí dụ SO2, NH3 hoặc một số chất khác trong môi trường sản xuất (bột mì, sợi bông…).
Nhiễm virút, nhất là virut hộp bào hô hấp (ispiratory Syncitral virus) cũng thường là nguyên nhân gây ra hen ở trẻ em, nhất là ở các cháu trong độ tuổi còn bú mẹ. Khi người mẹ đang mang thai lại hút thuốc lá, đứa trẻ sinh ra cũng tăng nguy cơ bị hen.
3. Hen có hay gặp không ?
Trên thế giới hiện có khoảng hàng trăm triệu người hen (chính xác 160 triệu người). Theo các thống kê có khoảng 4-5% người lớn và 20-30% trẻ em bị hen trong một giai đoạn nào của cuộc đời. Tại nhiều nước số người bị hen đã tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua do:
1. Môi trường sống bị ô nhiễm.
2. Đời sống bị căng thẳng
3. Ngày càng có nhiều các tiếp xúc với các vật dụng, kể cả các thuốc men là các hóa chất.
Mặc dầu hen hay gặp như vậy, không phải ai cũng bị hen cũng nặng. Ở trẻ em, khoảng 75% chỉ thỉnh thoảng bị cơn hen nhẹ. Khoảng 5% bị hen nặng và kéo dài.
4. Những triệu chứng của hen là gì ?
Thở rít, khò khè, ho, thở ngắn hơi,khó thở, nặng ngực. Những triệu chứng trên thay đổi tùy người và cũng tùy từng thời điểm. Nếu không được điều trị (hay điều trị không đúng cách) các triệu chứng trên có thể xuất hiện nhiều lần hay thỉnh thoảng khi tiếp xúc với các yếu tố gây cơn hen.
Ho là một triệu chứng quan trọng của hen. Ở trẻ em và người lớn, ho có thể là triệu chứng duy nhất của hen. Điển hình ho thường nặng lên về đêm, sau khi vận động thể lực hoặc một trận cười, trong lúc cảm lạnh, trong mùa đông tháng giá.
5. Chúng ta điều trị hen ra sao ?
Muốn chữa hen tốt cần có sự hợp tác giữa Bạn là bệnh nhân (hay bố mẹ của bệnh nhi hen) với bác sĩ của bạn.
* Bác sĩ của bạn sẽ cung cấp cho bạn thông tin:
- Về bệnh hen
- Cái gì gây ra hen
- Những yếu tố gây khởi phát hen và cách tránh.
- Điều trị hen
- Vai trò của các thứ thuốc
- Làm thế nào sử dụng đúng cách.
- Khi nào cần tới lời khuyên và sự giúp đỡ của bác sĩ.
* Bạn là bệnh nhân hoặc bố mẹ của bệnh nhi hen cần:
- Hiểu được kế hoạch hành động về hen. Bất cứ một nghi ngờ thắc mắc gì thì đặt ra với bác sĩ của bạn.
- Dùng thuốc đều đặn như toa thuốc đã hướng dẫn. Với bố mẹ bệnh nhi hen phải theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc: đúng thuốc, đúng liều.
- Loại bỏ các yếu tố gây hen, nhất là khói thuốc lá do nghiện ngập hay hút thuốc thụ động.
- Định kỳ đến khám Bác sĩ để đánh giá lại hen, có thể tham gia Câu lạc bộ người hen, các phòng quản lý bệnh nhân hen để được hướng dẫn, chăm sóc và nâng cao các kiến thức về hen. Tốt nhất là nên đến khám định kỳ, thầy thuốc vẫn chăm sóc bạn, đã biết rõ độ nặng nhẹ của bệnh, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, môi trường sống của bạn.
- Bạn có thể đến thăm, khám bệnh sớm hơn dự định nếu bạn có triệu chứng không đáp ứng với sự tăng liều thuốc như kế hoạch hành động hen của bạn đã chỉ dẫn.
- Bạn có thể có lời khuyên đúng đắn về hen từ bác sĩ chuyên khoa của bạn chứ không phải từ bạn bè, thân thuộc hay hàng xóm. Hen của mỗi người khác nhau. Lời khuyên thích hợp với người này không nhất thiết có ích cho người khác.
* Đo chức năng phổi:
Đo chức năng phổi là một phần quan trọng trong quản lý hen:
Có thể làm ở phòng khám với máy đo phế dung hay ở nhà với dụng cụ đo lưu lượng đỉnh.
Dụng cụ đo lưu lượng đỉnh đơn giản và hiệu quả để đo chức năng hô hấp tại nhà. Câu Lạc bộ sẽ hướng dẫn cách đo lưu lượng đỉnh cho bạn. Cần có “nhật ký” để ghi lưu lượng đỉnh và triệu chứng hen.
Đa số trẻ em trên 6 tuổi có thể đo được phế dung và lưu lượng đỉnh thở ra.
* Thế nào là một lưu lượng đỉnh bình thường ?
Bác sĩ của bạn có thể sử dụng một toán đồ quy từ chiều cao và tuổi của bạn với thông số riêng tùy theo bạn là nam hay nữ.
Cũng có thể thực hiện đều đặn đo trong 1-2 tuần mà bạn không có cơn hen, thở hoàn toàn bình thường, để xác định trị số tốt nhất của mình.
* Tránh các yếu tố khởi phát hen là một bước quan trọng trong kế hoạch hành động hen:
Tránh được các yếu tố khởi phát hen làm giảm viêm nhiễm các đường thở, giảm các triệu chứng và giảm nhu cầu về thuốc men. Phải cố gắng xác định các yếu tố gây khởi phát cơn hen (tuy không phải bao giờ cũng xác định được) và tránh khi có thể:
1. Dị ứng với mạt trong bụi nhà là thường gặp ở người hen. Phải bọc các đệm, gối với chất liệu không cho dị nguyên qua được. Hàng tuần phải giặt khăn trải giường, áo gối bằng nước nóng có nhiệt độ trên 550C. Bỏ hết các thảm ở trong phòng ngủ.
2. Phấn hoa (tùy từng mùa) và nấm mốc lá khó tránh, nhưng nếu có điều kiện dùng máy điều hòa không khí và đóng kín cửa sổ trong suốt mùa phấn hoa có thể lợi ích.
3. Dị ứng thức ăn thường ít khi là nguyên nhân của hen. Ở nhủ nhi hay trẻ nhỏ, dị ứng thuốc thường là thủ phạm gây ra chàm hơn là hen: trứng,sữa, thịt gà và cua, cá biển. Tuy vậy cần đề phòng các chất phụ gia và các chất bảo quản có thể gây ra hen.
4. Nhiễm virus cũng là nguyên nhân hay gặp gây ra hen cả ở người lớn và trẻ em. Đặc biệt ở nhủ nhi và trẻ nhỏ thường biểu hiện như một viêm tiểu phế quản.
5. Khói thuốc lá, khói do đốt củi, những mùi nặng, và khí dung tạo mùi, hay nước hoa đều cần phải tránh.
6. Thuốc men như aspirin, thuốc ức chế (thường dùng chữa tăng huyết áp, nhức nửa đầu và thiên đầu thống có thể làm hen nặng lên.
7. Tránh tiếp xúc với vật nuôi trong nhà (mèo, chim…) do lông, nước giải… có thể làm hen nặng lên. Vì vậy tốt nhất là tránh nuôi các vật đó ở trong buồng ngủ và tốt nhất là không nuôi trong nhà.
* Thuốc trị hen thường được chia làm2 nhóm:
1. Thuốc cắt cơn dùng để cải thiện các triệu chứng khó thở của hen, co thắt cơ trơn là một nguyên nhân gây ra hẹp các đường thở. Thuốc cắt cơn làm giảm các cơ trơn ở thành các salbutamol, terbutalin, ipratropiumbromide, prednison, Prednisolon cystein, không sử dụng trong cơn hen hay saucơn hen các thuốc tiêu đàm (N acetyl) và thuốc ho (codein,dextromethorphan).
2. Thuốc dự phòng:
Thuốc này làm giảm hiện tượng viêm ở các khí đạo (nguyên nhân chủ yếu của hen) song không làm giảm tức thời các triệu chứng thở rít và ho
Cromoglycat Na, NedocromilKetotifen, Salmeterol
Dipropionat beclometasol.
Budesonide
Salmeterol + dipropionat beclometason = Seretide.
Prednisolon đường uống mỗi đợt có thể dùng 5-6 ngày và ít hơn 5 lần/năm được công nhận là không có tác dụng phụ đáng kể, chỉ bất lợi là khi dùng liều cao, kéo dài nhiều tháng.
6. Thế nào là kế hoạch hành động cho người hen ?
Đó là một kế hoạch cho phép xác định nhanh khi hen nặng lên và hướng dẫn phải làm gì khi xảy ra tình huống trên. Quan trọng là kế hoạch này được “cá thể hóa” cho phù hợp với bạn, với độ nặng nhẹ của tình trạng hen của bạn.
Làm thế nào để bạn có thể nhận được sự trợ giúp hiệu quả của nhân viên y tế, số điện thoại cấp cứu, phương tiện để tới Trung tâm cấp cứu, tới bệnh viện. Kế hoạch hành động có thể dựa vào đo lưu lượng đỉnh thở ra. Ở trẻ nhỏ chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng.
(Theo Midenet)
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.