Thứ 7, 23/11/2024 | 06:13

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

 

Bệnh lao xương

Biến chứng đáng sợ nhất trong bệnh lao xương khớp là bại liệt tứ chi hoặc hai chi dưới, tùy theo vị trí tổn thương ở cột sống.

14/07/2011

Trong hệ xương khớp, cột sống thắt lưng là vị trí tổn thương thường gặp nhất trong bệnh lao xương. Triệu chứng điển hình là đau lưng âm ỉ và tăng dần, đi kèm sốt nhẹ về chiều. Tình trạng này kéo dài làm người bệnh gầy sút và suy nhược.

Có trường hợp ở bên ngoài thắt lưng phát triển khối u, ấn vào thấy mềm, không đau nhức. Một thời gian khối u vỡ, giải phóng nước vàng và chất bã đậu, tạo vết loét gọi là “áp xe lạnh ngoài cột sống”. Trong đa số trường hợp, cột sống thắt lưng xuất hiện khối u nổi cộm dưới da, hạn chế cử động. Tình trạng này do vi khuẩn tấn công phần trước đốt sống, khiến phần còn lại của đốt sống bị lệch ra ngoài.

Khi vi khuẩn tấn công vùng khớp háng, người bệnh nổi hạch bẹn, sưng đỏ và đau nhức. Sau một thời gian hạch xuất hiện lỗ rò rỉ, tiết dịch, tạo diều kiện lây lan, truyền bệnh cho người khác qua chung đụng. Tổn thương từ hạch bệnh có thể làm teo cơ mông, cơ đùi. Ngoài ra, các khớp xương vai, cổ tay, cổ chân, khớp cũng dễ bị vi khuẩn tàn phá.

Biến chứng đáng sợ nhất trong bệnh lao xương khớp là bại liệt tứ chi hoặc hai chi dưới, tùy theo vị trí tổn thương ở cột sống. Nguyên nhân dẫn đến là do vi khuẩn làm cột sống biến dạng, chèn ép tủy sống và rễ thần kinh. Phát hiện biến chứng muộn, việc chạy chữa không đúng chuyên môn là lý do để mầm bệnh phát triển rộng đến các cơ quan, phổi, màng não… gây nguy kịch dẫn đến tử vong.

Đối tượng bệnh lao xương khớp thường xảy ra ở tuổi 20-40. Yếu tố nhiễm bệnh từ mối quan hệ với người bệnh, nhất là lao phổi. Có tỷ lệ nhỏ nhiễm phải mầm bệnh từ sữa của bò mắc bệnh lao. Nhưng phần lớn lao xương khớp là biến chứng của lao phổi, lao hạch, lao thận, bàng quang… Vi khuẩn từ vị trí tổn thương, theo máu di chuyển đến các khớp xương còn là hậu quả của bệnh lao hạch cổ, còn gọi là bệnh tràng hạt.

Với tiến bộ của những phương pháp điều trị, bệnh lao xương có thể chữa khỏi hoàn toàn trong 9-12 tháng. Dù vậy, trong thực tế còn một tỷ lệ nhỏ bệnh không chữa khỏi, đưa đến hậu quả đáng tiếc. Việc chữa trị chắp vá, gián đoạn, để vi khuẩn kháng thuốc là nguyên nhân thất bại trong điều trị.

Trong 2-3 tháng đầu, phác đồ điều trị lao xương gồm:

- Isoniazit (INH Rimifon 150 mg) với liều 5 mg cho 1 kg thể trọng trong 24 giờ.

- Rifampicin 300 mg (Rifadin, Rimactan) liều 12 mg/kg/24 giờ.

- Ethambutol 400 mg (Myambutol, Syntomen…) liều 20 mg/kg/24 giờ.

- Streptomycin 1 g tiêm bắp thịt 1 g/ngày. Người trên 60 tuổi tiêm ngày 0,75g (2/3 liều).

Tất cả 3 loại thuốc uống và một loại thuốc tiêm phải sử dụng tập trung cùng lúc. Sau liều trị đầu tiên, bệnh chuyển biến tích cực, phác đồ nối tiếp chỉ cần duy trì Isoniazit và Rifampicin trong suốt thời gian còn lại. Trường hợp khác đã tổn thương, cũng cần có chỉ định cố định khớp. Người bị tổn thương cột sống nên dùng giường bột. Trường hợp vị trí tổn thương ở khớp tay, chân, phải dùng máng bột mới thực sự an toàn. Nếu người bệnh tổn thương cột sống cổ, cũng có độ lệnh cao và có nguy cơ chèn ép tuỷ, rễ thần kinh, cần bó bột trong 3 - 6 tháng.

Để phát hiện sớm bệnh lao xương khớp, khi có dấu hiệu nghi ngờ, cần nhanh chóng khám và xét nghiệm X quang (phổi, cột sống hoặc vị trí xương khớp tổn thương), soi vi khuẩn (chọc hút từ vị trí tổn thương). Tùy tình trạng cụ thể, có thể tiến hành tìm kết quả Mantoux, tốc độ lắng máu, công thức máu…

(Theo Thế giới Mới)


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com