Chủ nhật, 24/11/2024 | 09:41

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

 

Bệnh nang sán phổi và sán lá phổi- Chẩn đoán hình ảnh

TS. Vũ Quang Diễn, tham khảo từ AJR Am J Roentgenol. 2014 Mar;202(3):479-92.

31/10/2016
Dấu hiệu mặt khum, dấu hiệu Cumbo, và dấu hiệu hoa súng của nhiễm sán dây nhỏ.
Bệnh nang nước phổi là một nhiễm ký sinh trùng từ động vật gây nên bởi giai đoạn ấu trùng của sán dây nhỏ (sán chó). Loài sán này này được thấy gây bệnh ở Alaska, nam Mỹ, khu vực địa trung hải, Úc, châu phi. Việt nam cũng được báo cáo các ca bệnh sán chó. Loài người có thể đáp ứng như vật chủ trung gian sau khi tiếp xúc với một vật chủ chính (ví dụ như chó nhà, chó sói) hoặc sau khi ăn uống bị nhiễm. Phổi là tổ chức thứ hai hay gặp nhất sau gan và bị nhiễm qua đường máu hoặc lan truyền qua cơ hoành từ gan.
Nang sán được cấu tạo bởi 3 lớp: một lớp chắn bảo vệ ở ngoài chứa các tế bào ký sinh trùng biến đổi, được gọi là bao nang, Ở giữa là một màng lá không có tế bào, được gọi là nang ngoài, và một lớp phôi ở trong sinh ra đầu sán, dịch nang, các túi con cháu và các nang con cháu, được gọi là nang trong. Các dấu hiệu mặt khum, dấu hiệu Cumbo, và dấu hiệu hoa súng được thấy với nhiễm sán chó ở phổi. 3 dấu hiệu đó được gây nên bởi khí ở giữa các lớp của nang, mà không thể phân biệt trên hình ảnh CT khi các nang chứa đầy dịch (Hình.1). Với viêm loét phế quản, khí xuất hiện giữa lớp bao nang và lớp nang ngoài, tạo nên dấu hiệu mặt khum (hình. 2). Một số chuyên gia chẩn đoán hình ảnh cho rằng dấu hiệu mặt khum gợi ý nang sắp vỡ. Khi khí tích tụ nhiều hơn, sẽ thâm nhập vào lớp nang trong và gây nên dấu hiệu Cumbo, bao gồm mức khí-dịch ở nang trong và dấu hiệu mặt khum (hình 2). Cuối cùng lớp nang trong xẹp lại và nổi trên dịch tạo nên dấu hiệu hoa súng (hình 3).

Hình. 1. Chỉ một nang nước bình thường và các dấu hiệu mặt khum, dấu hiệu Cumbo, và dấu hiệu hóa súng.
Hình 2. 49 tuổi với bệnh nang nước phổi. Dấu hiệu mặt khum (bên trái) và dấu hiệu Cumbo (bên phải). Hình ảnh CT ngực cho thấy khí ở giữa lớp bao nang và nang ngoài (mũi tên chỉ)  với dấu hiệu mặt khum. Mức khí-dịch ở nang trong (mũi mác) kết hợp với dấu hiệu mặt khum tạo nên dấu hiệu dấu hiệu Cumbo.Một bệnh nhân nam
Hình 3. Một bệnh nhân nữ 27 tuổi với bệnh nang nước phổi. Dấu hiệu hoa súng. Phim X.Q sau-trước thấy một hang lớn thành dày ở thùy thấp bên phải với bề mặt mô mềm được chia thành các thùy con biểu hiện của sự nổi lên của nang trong (hình mũi tên chỉ). Hình ảnh CT (hình ghép) được chụp ở giai đoạn sớm chỉ ra nang chưa vỡ.

 

Dấu hiệu đường hầm của sán lá phổi

Sán lá phổi là một nhiễm sán từ động vật gây nên bởi sán lá. Người như là vật chủ chính khi ăn sống hoặc nấu không chín tôm, cua. Hai loài hay gặp là Paragonimus westermani và Paragonimus kellicotti ở châu á và bắc Mỹ. Chúng tạo nên những hình ảnh giống nhau ở lồng ngực.
Hình ảnh CT ngực phản ánh vòng đời của sán. Hình thái thứ hai của sinh vật sống ở tôm và cua. Sau khi ăn phải, ký sinh trùng xuyên qua ruột non vào khoang màng bụng kích thích phản ứng viêm. Sau nhiều tuần, sinh vật di chuyển qua cơ hoành vào khoang màng phổi. Sau đó ký sinh trùng đào hầm qua màng phổi tạng vào trong nhu mô phổi để sinh ra các nang chứa trứng. Các trứng được bài xuất vào trong các tiểu phế quản và theo đờm ra ngoài hoàn thành vòng đời. Dấu hiệu đường hầm là một đường kéo dài mở rộng từ bề mặt màng phổi hoặc cơ hoành tới một hang hoặc nốt phổi nang. Đường dài theo sau là biểu hiện của các con sán trong phổi, và hang hoặc nốt phổi nang chứa cả sán trưởng thành và trứng của chúng (hình 4). Thường có kết hợp với tràn dịch màng phổi, xưng hạch lympho. Đôi khi biểu hiện tràn khí màng phổi. Phát hiện đường hầm kéo dài là chìa khóa  phân biệt với các bệnh khác như bệnh ác tính, nhiễm trùng nấm, lao.

 

 

Hình 4A. Mộtđàn ông bị sán lá phổi, 32 tuổi ở bắc Mỹ -sau khi săn tôm cua sống. Hình ảnh CT cửa sổ trung thất (bên trái) và cửa sổ nhu mô (bên phải) chỉ ra đường hầm (hình mũi trên chỉ) mở rộng từ màng phổi bị dày tới nốt phổi.

 

 


Hình 4B Một đàn ông bị sán lá phổi, 32 tuổi ở bắc Mỹ -sau khi săn tôm cua sống (dấu hiệu đường hầm). Hình ảnh CT chỉ ra đường hầm dài (mũi tên chỉ) ở thùy thấp bên phải và tràn khí màng phổi mức độ ít

 

Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com