Bệnh u nấm phổi
Đối tượng dễ bị u nấm phổi nhất là người có tiền sử bệnh lao, sau khi điều trị còn để lại di chứng trong phổi. Lao phổi thường để lại di chứng xơ sẹo, dính hoặc hang trống - những nơi có nhiệt độ, độ ẩm và nguồn oxy thích hợp cho vi nấm phát triển.
U nấm phổi thường do nấm Aspergillus fumigatus gây ra. Bệnh thường diễn tiến chậm và âm thầm trong nhiều tháng, có khi đến vài năm. Vi nấm xâm nhập qua đường hô hấp, sinh sôi và phát triển dần dần, tạo thành một khối u nằm trong phổi. Triệu chứng của bệnh thường rất nghèo nàn và ít gây chú ý. Lý do thường gặp nhất khiến bệnh nhân đi khám bệnh là ho ra máu; ho dai dẳng, ra máu lượng ít, dính lẫn với đàm. Cũng có không ít trường hợp bệnh nhân ho ra nhiều máu, phải cấp cứu. Nguyên nhân của ho ra máu là do trong quá trình phát triển, nấm Aspergillus tạo ra các chất thúc đẩy mạnh quá trình tăng sinh, tạo ra nhiều mạch máu xung quanh khối u nấm, đồng thời tạo ra các chất làm bào mòn thành mạch máu, khiến mạch máu dễ vỡ.
Ngoài ho ra máu, u nấm phổi thường không gây thêm triệu chứng rầm rộ nào khác nên bệnh nhân ít lưu ý. Đa phần bệnh được phát hiện khi chụp phim phổi thấy có hình ảnh u. U nấm thường phát triển thành một khối tròn trong một hang trống trong phổi nên trên phim X-quang, nó thường có hình dạng giống một cái lục lạc.
Người có tiền sử lao dễ bị u nấm phổi. Nhưng bệnh cũng có thể phát triển trên phổi hoàn toàn bình thường, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng kém như mắc bệnh AIDS, dùng corticoids kéo dài, dùng thuốc ức chế miễn dịch chống thải ghép, suy nhược cơ thể...
Để xác định u nấm phổi, bệnh nhân cần làm xét nghiệm máu, huyết thanh, nội soi phế quản, lấy dịch rửa soi kính hiển vi và cấy tìm nấm Aspergillus. Phương tiện chẩn đoán quan trọng nhất và cũng rất dễ thực hiện là chụp X-quang phổi. Phim CT Scan cũng rất cần thiết để chẩn đoán xác định và cung cấp thông tin cần thiết cho cuộc mổ.
Đối với u nấm phổi, vấn đề đáng ngại nhất là ho ra máu đột ngột và ồ ạt. Trong trường hợp này, tỷ lệ tử vong rất cao, ngay cả khi đã được đưa đến bệnh viện. Do đó khi đã chẩn đoán là u nấm phổi, bệnh nhân nên nhập viện sớm để các bác sĩ có thể theo dõi điều trị và xử trí kịp thời.
Có 2 phương thức trị liệu u nấm phổi: dùng thuốc chống nấm và phẫu thuật. Các loại thuốc cần được sử dụng sau mổ, nhất là trường hợp u nấm bị vỡ trong quá trình mổ. Nhược điểm chính của thuốc là thường có tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa, giá thành cao và phải uống liên tục trong vài tháng.
Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt đi phần phổi mang u, thường là một phân thùy. So với mổ cắt u phổi do ung thư, u nấm phổi thường khó cắt hơn và gây chảy máu nhiều hơn, nhất là trường hợp mổ cấp cứu để giải quyết tình trạng ho ra máu, khi bệnh nhân chưa được chuẩn bị nhiều. Hậu phẫu thường tiến triển tốt và ít biến chứng. Bệnh nhân có thể xuất viện sau khoảng 1 tuần. Hiện nay, một số nhà khoa học chủ trương cắt phổi dự phòng ngay khi mới phát hiện tình cờ u nấm phổi qua phim X-quang, mặc dù bệnh nhân chưa có triệu chứng nào. Như vậy sẽ giúp tỷ lệ thành công của phẫu thuật tăng cao hơn.
Aspergillus là một loại nấm cơ hội, nghĩa là thường gây bệnh trên phổi vốn đã mang sẵn bệnh lý và cơ thể thiếu sức đề kháng. Nấm Aspergillus có thể tồn tại khắp nơi trong mọi điều kiện, do đó việc tiếp xúc với nấm là không thể tránh khỏi. Cách dự phòng có thể thực hiện là giữ cho cơ thể không bị suy giảm sức đề kháng như tập luyện thể dục thể thao, có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp... Đối với người có cơ địa thuận lợi cho sự nhiễm nấm, nên đi khám định kỳ và chụp phim X-quang sớm khi thấy có triệu chứng bất thường để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.