Bí quyết giữ cho phổi luôn khỏe mạnh
Bảo vệ phổi có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ. Sau đây là 11 điều bạn nên làm để giữ cho phổi luôn khỏe mạnh.
1. Không hút thuốc
Hút thuốc lá là thói quen dễ dàng gây tổn thương phổi nhất. Tiến sĩ Edelman thuộc Hiệp hội Phổi Hoa kỳ cho biết hút thuốc càng nhiều thì nguy cơ bị ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) càng cao. Không chỉ hút thuốc chủ động mà hút thuốc thụ động cũng gây hại cho phổi.
2. Bảo vệ bầu khí quyển
Tiến sĩ Edelman cho biết ô nhiễm không khí không chỉ làm trầm trọng thêm các bệnh như COPD và hen mà còn có thể gây tử vong. Vì vậy mọi người hãy hành động để bảo vệ bầu khí quyển thông qua những việc làm đơn giản như giảm sử dụng điện, hạn chế lái xe, không chặt phá cây cối.
3. Tập luyện nhiều hơn
Tập luyện đều đặn đặc biệt quan trọng đối với những người bị bệnh phổi mạn tính. Nếu bạn lo ngại việc tập luyện ngoài trời lạnh có thể gây ra các triệu chứng hen thì bạn có thể đeo khăn và khẩu trang khi tham gia tập luyện.
4. Thận trọng với ô nhiễm không khí ngoài trời
Những người bị bệnh phổi đặc biệt nhạy cảm với không khí ô nhiễm. Vì vậy cần tránh những khu vực không khí ô nhiễm.
Súp lơ là một trong những thực phẩm tốt cho phổi
5. Cải thiện không khí trong nhà
Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề ngoài trời mà có thể xuất hiện trong nhà. Cơ quan Bảo vệ Môi trường khuyến nghị cần loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm, cải thiện khả năng thông khí và sử dụng thiết bị lọc không khí để ngăn ngừa ô nhiễm không khí trong nhà.
6. Ăn thực phẩm tốt cho phổi
Có bằng chứng cho thấy thực phẩm giầu chất chống ôxy hóa tốt cho phổi. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy những người ăn nhiều các loại rau họ cải (cải xanh, súp lơ, cải bắp) giảm gần ½ nguy cơ ung thư phổi so với những người ít ăn những loại rau này.
7. Phòng ngừa nguy cơ từ công việc
Có rất nhiều công việc có thể gây ảnh hưởng tới phổi như công việc liên quan đến xây dựng hoặc tạo mẫu tóc. Do đó, cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ nếu bạn phải làm những công việc có thể gây nguy cơ bị bệnh về phổi.
8. Tiêm phòng
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ảnh hưởng nặng nề nếu bạn bị COPD hoặc các bệnh phổi khác. Cần tiêm vaccin cúm đúng lúc và nếu bạn trên 65 tuổi thì nên tiêm thêm vaccin phế cầu khuẩn.
Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp sau để tránh nhiễm trùng: Rửa tay thường xuyên, tránh đám đông trong thời gian đỉnh điểm của mùa cúm, nghỉ ngơi đủ, ăn uống hợp lý và kiểm soát stress.
9. Lựa chọn các sản phẩm an toàn
Bạn có thể bảo vệ bản thân bằng cách lựa chọn những sản phẩm an toàn, làm việc trong khu vực được thông khí tốt và đeo mặt nạ chống bụi. Ví dụ như lựa chọn các sản phẩm sơn nước thay cho sơn dầu hoặc các sản phẩm tẩy rửa không chứa hóa chất gây hại.
10. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo
Nếu bạn bị ho trong hơn 1 tháng, hoặc cảm thấy khó thở thì hãy đến gặp bác sĩ. Thở khò khè, ho ra máu, hoặc ho có đờm trong hơn 1 tháng là những dấu hiệu cần kiểm tra, và nếu bạn bị đau ngực, đặc biệt tình trạng đau ngực trầm trọng hơn khi hít thở hoặc khi ho thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
11. Kiểm soát bệnh
Nếu bạn bị hen hoặc COPD, hãy cố gắng hết sức để kiểm soát tình trạng bệnh. Dùng các thuốc để phòng ngừa bệnh và tránh các tác nhân gây bệnh.
Theo Liên Mai - An ninh Thủ đô (Health)
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.