Thứ 3, 30/04/2024 | 09:36

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

THƯ MỜI CHÀO GIÁ

 

Bỏ điều trị lao, nguy cơ tử vong cao

Việt Nam hiện đang đứng thứ 12 trên tổng số 22 nước có tỉ lệ mắc lao cao nhất thế giới.

14/07/2011
 

Tỷ lệ tái phát, biến chứng, tử vong vì thiếu hiểu biết, chủ quan với bệnh vẫn còn cao. Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết chương trình Lao Quốc gia năm 2010, diễn ra sáng 9/3 tại Hà Nội.

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 180.000 người mắc bệnh lao, trong đó có hơn 5% bệnh nhân lao nhiễm HIV, gần 6.000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc và có tới trên 20.000 người chết do lao. Hiện, Việt Nam mới phát hiện được khoảng gần 60% số bệnh nhân lao mới và khoảng 10% số bệnh nhân kháng đa thuốc xuất hiện hàng năm.

Riêng 9 tháng đầu năm 2010, toàn quốc phát hiện tổng số 75.042 bệnh nhân lao các thể. Trong đó, bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới là 39.757, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2009.

BS.TS Hoàng Thị Phượng, Trưởng khoa Lao (Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TƯ) cho biết, thời gian điều trị lao thường kéo dài 6-8 tháng, kết hợp nhiều loại thuốc nên nhiều người không đủ kiên trì điều trị, tự ý bỏ điều trị dẫn đến tái mắc lại. Hiện có rất nhiều bệnh nhân lao bị tái mắc phải vào viện điều trị lại.

                                                                                                                  \"\"

            

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

        Nhiều người tái phát lao do không tuân thủ nguyên tắc điều trị.

Theo TS Hoàng Thị Phượng, nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân bỏ điều trị, uống thuốc không đều hoặc uống thuốc nhưng không đủ liều, không tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị. Cũng có nhiều trường hợp vẫn điều trị đúng phác đồ nhưng chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý như uống nhiều rượu bia, thuốc lá, làm việc quá nặng nhọc... làm giảm tác dụng chất lượng thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị. Tỷ lệ tái mắc lao cao ở đối tượng suy giảm hệ miễn dịch như đái tháo đường, hút thuốc, nghiện rượu hoặc dùng corticoid dài ngày...

PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TƯ cho biết, tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 2,7% trong số bệnh nhân lao mới và 19% trong số bệnh nhân lao điều trị lại. Bệnh nguy hiểm ở chỗ vi khuẩn không chỉ kháng một mà nhiều loại thuốc chống lao, khiến nguy cơ tử vong cao. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do đa kháng thuốc ở Việt Nam là 3,8%.

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh lao lây qua đường hô hấp, nên tỷ lệ nhiễm cao. Bệnh thường bùng phát khi cơ thể suy giảm miễn dịch, như khi mang thai, mắc bệnh tiểu đường, sau cắt dạ dày, nghiện rượu, kém dinh dưỡng, suy nhược ở tuổi già... Dấu hiệu cơ bản của bệnh lao là ho khạc, đờm kéo dài trên 2 tuần, sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi. Ngoài ra có thể có biểu hiện ăn uống kém, sút cân hoặc ra mồ hôi trộm, ho ra máu hoặc khó thở... Tuy nhiên rất nhiều người ngộ nhận lao với các bệnh thông thường như viêm phổi, viêm phế quản.

Bởi vậy khi xuất hiện những biểu hiện trên cần sớm đến các cơ sở y tế kiểm tra. Khi bị bệnh lao, phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc điều trị. Với những người đã nhiễm khuẩn, cách phòng lao tốt nhất là có chế độ dinh dưỡng hợp lý, môi trường sống và làm việc trong lành, giảm căng thẳng... để tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi ho khạc phải xử lý đàm đúng cách để tránh lây lan cho người thân trong gia đình và những người xung quanh.

Nguồn giadinh


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com