Cách phát hiện sớm viêm phổi ở trẻ
Viêm phổi là hiện tương nhiễm trùng cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên như vi khuẩn
Làm thế nào để phát hiện sớm viêm phổi ở trẻ?
Thở nhanh là một phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng thiếu ôxy trong viêm phổi. Đồng thời khi bị viêm, phổi sẽ mất tính mềm mại và sự giãn nở sẽ yếu đi. Do vậy, khi bị viêm phổi, bắt buộc nhịp thở phải tăng lên. Thở nhanh là dấu hiệu quan trọng và có giá trị để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi ở cộng đồng cũng như trong bệnh viện.
Để phát hiện thở nhanh, phải đếm nhịp thở trẻ trong vòng một phút.
Cách đếm: Bà mẹ ngồi ôm trẻ vào lòng, giữ trẻ ở trạng thái yên tĩnh, không kích thích, không để quấy khóc. Vén áo trẻ lên cho phần bụng và phần ngực được phơi trần. Nhìn vào bụng hoặc ngực của trẻ để đếm.
Mỗi lần hít vào và thở ra một nhịp. Đếm tròn một phút. Tính thời gian dựa vào kim giây của đồng hồ. Để lấy số chính xác của số lần thở trong 1 phút có thể 2 người cùng phối hợp đếm nhịp thở: Một người đếm và một người theo dõi đồng hồ trong vòng 1 phút. Nếu nghi ngờ có thể đếm lại lần thứ 2.
Tròn một phút, dựa vào số nhịp thở và tuổi của trẻ để kết luận trẻ có thở nhanh hay không?
Trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở 60 lần/phút là thở nhanh.
Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi, nhịp thở 50 lần/phút là thở nhanh.
Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi, nhịp thở 40 lần/phút là thở nhanh.
Nếu trẻ thở nhanh có nghĩa là trẻ đang bị viêm phổi.
Khi trẻ bị viêm phổi, người nhà không được tự điều trị mà phải đến khám tại cơ sở y tế. Thầy thuốc sẽ điều trị viêm phổi bằng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh này phải sử dụng đúng loại, đúng liều lượng và đủ thời gian.
Ngoài ra những trường hợp ho, sổ mũi mà kèm theo những dấu hiệu sau đây phải ngay lập tức đưa trẻ đến vào bệnh viện:
- Co lõm ngực (phần giữa bụng và ngực lõm vào khi trẻ hít vào).
- Thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái.
- Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên.
- Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức.
Lưu ý: Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng đều nặng và cần phải nhập viện.
Theo SK&ĐS
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.