Cảm cúm có thể biến chứng thành bệnh viêm xoang cấp
Nếu không chữa trị kịp thời, cảm cúm có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phế quản - phổi...
Trong những ngày đầu đông, bệnh cảm cúm đã bắt đầu phổ biến. Bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ kéo dài đến 2 tuần, hoặc có biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh cũng như khả năng lây sang những người xung quanh.
Cảm cúm là bệnh của đường hô hấp trên, thường có các triệu chứng rõ nét là hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, nhức mình… Đối với người đi làm, đặc biệt là làm việc trong phòng máy lạnh, những cơn hắt hơi, tắc nghẹt mũi liên tục không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, gây phiền toái cho người bên cạnh. Hắt hơi cũng là cơ hội để các virus, vi khuẩn phát tán từ người bệnh sang những người xung quanh. Cảm cúm sẽ tiến triển hơn với các triệu chứng như ho, có đờm, mệt mỏi. Những cơn ho này khiến người bệnh rất khó chịu trong mọi sinh hoạt hàng ngày.
Cảm cúm vốn là bệnh dễ trị nếu bạn đặt trọng tâm là điều trị triệu chứng. Khi có các biểu hiện của cảm cúm, người bệnh nên dùng thuốc điều trị sớm, tiết kiệm thời gian và công sức để phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng. Để trị dứt bệnh, bạn nên hiểu rõ các vấn đề sau: triệu chứng về mũi (như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi), triệu chứng về đau đầu và cơ bắp (đau mình mẩy), nặng hơn thì ho, có đờm… để từ đó dễ xác định các thành phần chữa trị. Để trị triệu chứng về mũi, thuốc được dùng thường có thành phần phenylephedrine hydrohloride (gọi tắt là PE). Phenylephedrine có tác dụng co mạch, chống sung huyết mũi, giảm chảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, do thuốc gây co mạch nên nhưng người cao tuổi hoặc có vấn đề về cao huyết áp cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Để giảm đau đầu, đau nhức mình mẩy, hoạt chất paracetamol thường được lựa chọn vì tính an toàn cao và ít tác dụng phụ. Một số thuốc trị cảm cúm còn được hỗ trợ caffeine nhằm giúp người bệnh tỉnh táo hơn khi làm việc, vui chơi. Đặc tính khác của caffeine là giúp paracetamol phát huy tác dụng giảm đau nhanh và mạnh hơn. Khi gặp cảm cúm với triệu chứng nặng hơn, ngoài các thành phần kể trên, người bệnh sẽ cần thêm noscapine để trị ho, terpine hydrate giúp làm loãng đờm và vitamin C tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp cơ thể mau bình phục.
Trong trường hợp người bệnh thấy các triệu chứng diễn tiến kéo dài, chảy mũi không dứt, lại thấy sốt cao, khó thở, tức ngực… nên đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, rất dễ lây lan từ người này qua người khác khi người bệnh ho, hắt hơi hay tiếp xúc trực tiếp với người khác. Những người bị cảm cúm nên đeo khẩu trang khi giao tiếp và thường xuyên rửa tay sạch trước khi bắt tay, tiếp xúc. Ngoài ra, bạn nên ăn thêm trái cây có nhiều vitamin và khoáng vi lượng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Theo VnExpress.net
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.