Thứ 6, 22/11/2024 | 20:58

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

 

Cẩn trọng khi dùng thuốc kháng virus lao

Nhiều bệnh nhân lao nhầm tưởng việc sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh sẽ diệt hết vi khuẩn lao. Thực tế, việc sử dụng thuốc tràn lan, cộng với không tuân thủ phác đồ điều trị khiến bệnh tái phát và trở nên nguy hiểm hơn.

14/02/2012

Tuân thủ nguyên tắc điều trị còn thấp

Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị bệnh lao theo phương pháp DOTS. Phương pháp này góp phần rút ngắn thời gian điều trị, cải thiện tình trạng tái phát bệnh. Tuy nhiên, để việc điều trị bệnh có hiệu quả, người bệnh cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Phác đồ điều trị bệnh lao có 2 giai đoạn. Thông thường, giai đoạn một - giai đoạn tấn công điều trị sẽ kéo dài trong vòng 2 tháng. Trong giai đoạn này, các bác sĩ sẽ phối hợp 4 hoặc 5 loại thuốc, tùy theo thể bệnh lao của từng bệnh nhân. Thường là các loại thuốc như H: Isoniazid, Z: Pyrazinamid, S: Streptomycin, R: Rifampicin, E: Ethambutol. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn duy trì điều trị kéo dài, quá trình này được tiến hành trong khoảng 6 tháng và phải phối hợp 2 loại thuốc kháng sinh chống lao là isoniazid và rifampicin.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần lưu ý khi uống thuốc, tất cả các loại thuốc phải dùng cùng một lần với nhau trong ngày. Ví dụ như 4 loại thuốc trong giai đoạn tấn công phải uống cùng một lúc với nhau. Thuốc chữa lao phải uống lúc đói, trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau bữa ăn 2 tiếng. Lúc này, thuốc mới có thể hấp thu tốt, đạt được nồng độ thuốc trong huyết thanh đủ diệt được vi khuẩn. Nếu uống ngay sau bữa ăn thì khả năng hấp thu thuốc sẽ bị ảnh hưởng.

Nguyên tắc trong quá trình chữa bệnh lao là phải uống thuốc dưới sự giám sát của cán bộ y tế. Đặc biệt trong giai đoạn tấn công, việc điều trị có kiểm soát này rất quan trọng vì như vậy, bác sĩ sẽ phát hiện các tác dụng phụ, hoặc bất thường từ bệnh nhân. Tuy nhiên, thực tế vì thiếu y bác sĩ, bệnh nhân ở xa cơ sở điều trị đã dẫn đến tình trạng bệnh nhân bỏ điều trị giữa chừng.

Không tự ý điều trị

Tình trạng bỏ điều trị giữa chừng, cộng với việc tự ý bổ sung thêm các loại thuốc kháng virus lao khiến cho việc điều trị gặp khó khăn hơn, gây nên tình trạng virus kháng với hầu hết các loại thuốc điều trị lao. Cũng vì thế mà nguy cơ lây lan vi khuẩn lao kháng thuốc cho người khác cũng trở nên nguy hiểm hơn.

Việc phối hợp các loại kháng sinh trong điều trị lao là cần thiết, tuy nhiên việc sử dụng phối hợp này cần phải được thực hiện dưới một phác đồ cụ thể của các bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được nghe lời đồn của người khác mà mua thuốc điều trị. Ví dụ như khi sử dụng isoniazid thì tỷ lệ lao kháng thuốc là 1/106, còn với rifampicin tỷ lệ kháng thuốc là 1/108 mầm bệnh. Nhưng khi chúng ta kết hợp lại thì tỷ lệ kháng thuốc được hạ thấp đến cách biệt. Để hạ thấp tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc do lao và điều trị thành công thì một phác đồ gồm 3 - 4 thuốc là bắt buộc. Điều này như là công thức bất di bất dịch trong điều trị lao.

Người dân được điều trị lao miễn phí tại bất cứ cơ sở y tế công lập nào ở các địa phương. Tại đây, người bệnh sẽ được cấp phát thuốc và hướng dẫn điều trị miễn phí. Việc còn lại để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả chính là ý thức, tuân thủ và điều trị theo phác đồ của các bác sĩ. Do vậy, bệnh nhân lao cần thực hành điều trị lao tốt để khỏi bệnh hoàn toàn, tránh kháng thuốc.Hiện nay, Chương trình phòng chống lao quốc gia mới chỉ phát hiện được khoảng 60% số bệnh nhân mắc bệnh lao mới xuất hiện hàng năm ở Việt Nam. Hơn 40% số người nhiễm chưa được phát hiện là một mối họa với cộng đồng.

Theo Dân việt


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com