Chế độ ăn uống cho người bị bệnh lao
Lao phổi là bệnh mạn tính thuộc thể tiêu hao, nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi, nếu trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị và chú ý đến chế độ ăn uống.
Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh lao phổi rất quan trọng, nó giúp người bệnh phục hồi thể trạng để tránh được một số tác dụng phụ của thuốc điều trị lao.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 12/22 nước có nhiều ca mắc lao nhất. Dưới đây là một số món ăn dùng cho người có bệnh này.
Dùng một ít cá chạch, một củ tỏi, gia vị.
Tỏi lột vỏ, cá chạch làm sạch, bỏ ruột rồi cho vào nồi thêm nước nấu dạng như canh để dùng.
Một con cá chép, 10 trái táo đỏ.
Cá chép làm sạch, cạo vảy, bỏ ruột. Táo đỏ bỏ hạt rồi cùng với cá cho vào nồi thêm nước nấu dạng canh, dùng hết trong ngày.
Dùng một ít thịt heo đem hầm với củ sen.
Cách làm: Hai loại lượng vừa dùng, để riêng, rửa sạch, cắt miếng, cho vào nồi thêm nước hầm, nêm nếm gia vị. Món này dùng cho người bệnh lao phổi thời kỳ bệnh đang hồi phục.
Lấy một con vịt đem hầm với 10 gr đông trùng hạ thảo.
Cách làm: Vịt làm sạch, bỏ nội tạng rồi nhúng vào nồi nước sôi, vớt ra để đó. Đông trùng hạ thảo rửa sạch. Dùng dao cắt một đường dưới ức vịt, rồi nhét đông trùng hạ thảo, cùng hành, gừng, tiêu, các gia vị vào bụng vịt, khâu kín lại. Sau đó để vịt vào nồi, cho nước vào nồi để hấp. Cho thêm rượu vang.
Cà rốt
Quả hồng khô
Quả lê
Râu bắp / Ảnh: K.Vy – Hạ Huy – Shutterstock
Quả hồng khô, quả óc chó – mỗi thứ độ 100 gr, cùng cho vào thố đem chưng cách thủy đến chín mềm để dùng hết trong ngày.
10 quả táo đỏ, một ít nếp, ý dĩ 30 gr, cùng cho vào nồi nấu cháo, nêm nếm gia vị, dùng trong ngày.
20 gr quả hồng khô, cắt nhỏ, rồi đập một quả trứng gà trộn vào, đem hãm với nước sôi, dùng hết trong ngày.
Một trái lê tươi, rửa sạch gọt vỏ, bỏ hột và khoảng 30 gr củ sen tươi, rửa sạch gọt bỏ vỏ. Cả hai cắt nhỏ và cho thêm đường cát vào rồi đem nấu cho đặc lại để dùng. Chia 2 lần dùng trong ngày, dùng với nước ấm.
60 gr râu bắp, mật ong 30 gr, cùng cho vào nồi thêm nước nấu, dùng hết trong ngày.
Bách hợp 60 gr, tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu chín, sau đó cho nước mía, nước ép cà rốt (mỗi thứ nửa ly) vào, trộn đều. Dùng uống sáng và chiều.
Một ít bách hợp, tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu nhừ, dùng hết trong ngày.
Giai đoạn cấp, người bệnh nên ăn các món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Giai đoạn phục hồi cần có chế độ dinh dưỡng giàu chất đạm, các khoáng chất và vitamin để giúp mau lành các tổn thương ở phổi. Chế độ dinh dưỡng tốt, hợp lý giúp người bệnh tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Ngoài ra, thuốc điều trị bệnh này cũng thường gây loạn khuẩn ruột, làm rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, nên cần ăn nhiều rau, hoa quả tươi, khoai lang, rau lang có thể làm giảm những triệu chứng này.
Ba bài thuốc bổ dưỡng cho người bệnh lao
* Vịt già hầm đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo 10g, vịt già 1 con, nước xương hầm và gia vị vừa đủ. Làm sạch vịt, bỏ ruột phủ tạng, thả vào nồi nước chần qua vớt ra để nguội. Rửa sạch trùng thảo bằng nước ấm, sau đó rạch da cổ vịt nhét vào 10 chiếc đông trùng hạ thảo, lấy chỉ khâu kín. Số đông trùng hạ thảo còn lại cho cùng hành, gừng nhét vào bụng vịt, đặt vịt vào âu, đổ nước xương vào, muối, hạt tiêu, rượu vang, dùng giấy bóng kính bịt kín miệng âu bỏ vào nồi hấp, dùng lửa to đun sôi trong 2 giờ. Sau đó mang ra nêm hành, gừng, gia vị vừa miệng, chia ra ăn thịt, uống nước canh hết trong ngày.
* Nước ngó sen, bạch quả: Nước ngó sen tươi 120g, nước bạch quả 120g, nước lê 120g, nước mía 120g, nước hoài sơn 120g, hồng sấy khô 120g, hạch đào nhân tươi 120g, giã nhuyễn để sẵn. Mật ong 120g. Hòa loãng mật ong và cho bột hạch đào nhân và hồng khô vào chung nước hoài sơn khuấy đều, đun nóng cho tan thì tắt lửa. Tiếp tục đun chung tất cả các loại nước còn lại và khuấy đều, cất vào bình sứ dùng dần. Mỗi lần uống từ 1 đến 2 thìa canh, uống bất cứ lúc nào và chiêu với nước đun sôi để nguội.
* Sơn dược sống 120g, thái lát, sau đun sôi lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc dùng sơn dược sống 60g, mễ nhân sống 60g, hồng khô 30g, nấu nhừ và ăn bất cứ lúc nào.
Lương y Quốc Trung
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.