Chứng viêm mũi xoang dị ứng đang gia tăng
(SKDS) - Viêm mũi xoang dị ứng là một bệnh thường gặp và có xu hướng ngày càng tăng do tình trạng ô nhiễm môi trường. Viêm mũi xoang dị ứng là phản ứng miễn dịch đặc hiệu quá mẫn của niêm mạc mũi xoang với kháng nguyên. Khi bệnh diễn biến kéo dài, niêm mạc mũi xoang có thể thoái hóa thành polyp.
Viêm mũi xoang dị ứng có thể biểu hiện đơn thuần, có thể kết hợp với các bệnh dị ứng khác như: hen phế quản, viêm kết mạc dị ứng, viêm da dị ứng...
Bệnh thường xuất hiện thành từng cơn với các triệu chứng điển hình khi có tiếp xúc với dị nguyên (dị nguyên hay gặp là bụi nhà, ngoài ra, có những dị nguyên khác như lông vũ, nấm mốc, bụi bông...). Bệnh thường xuất hiện khi có sự thay đổi thời tiết với biểu hiện: Ngứa mũi thường là triệu chứng đặc hiệu, ngứa cả hai bên hốc mũi, lan xuống họng và lên cả mắt; Hắt hơi thành từng tràng, liên tục 5 - 10 cái, không kiềm chế được, có khi hắt hơi nhiều gây váng đầu; Chảy nước mũi loãng, trong như nước lã, số lượng nhiều.
Các cơn viêm mũi xoang dị ứng thường kéo dài vài ngày, có thể tự qua đi dù không điều trị gì. Cơn sẽ luôn tái phát theo mùa, theo tuổi tác, theo tiếp xúc. Khi bệnh tiến triển kéo dài, niêm mạc mũi xoang có thể thoái hoá thành polyp.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Điều trị bằng cách nào?
Nguyên tắc chung: Viêm mũi xoang dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau, biểu hiện lâm sàng ở mỗi người một khác, thay đổi theo môi trường, cơ địa, sự quá mẫn của cơ thể nên không thể áp dụng một phương thức điều trị chung, cứng nhắc, cần thay đổi theo từng người, từng hoàn cảnh, từng thời gian.
Điều trị triệu chứng là quan trọng:
Tại chỗ: hằng ngày rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Xịt thuốc corticoid tại chỗ. Chỉ dùng thuốc co mạch khi thật cần thiết. Toàn thân: dùng các thuốc kháng histamin. Dùng thuốc corticoid theo nguyên tắc giảm dần liều. Tuy nhiên, cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc như loãng xương, xuất huyết tiêu hóa.
Điều trị nguyên nhân là cơ bản: Khi xác định được dị nguyên, cần thực hiện tiêm giảm mẫn cảm đặc hiệu với dị nguyên với liều tăng dần theo phác đồ. Ngày nay, các nhà khoa học đã chiết xuất ra dị nguyên dùng dưới lưỡi nhằm tăng hiệu quả điều trị và đơn giản trong sử dụng.
Phòng tránh
Tránh, giảm tiếp xúc với dị nguyên, đặc biệt đối với viêm mũi xoang dị ứng nghề nghiệp. Vệ sinh môi trường ở, nơi làm việc, tránh ẩm mốc. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
ThS.BS. Hà Minh Lợi
(Khoa Mũi xoang - Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương)
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.