Đẩy mạnh phòng, chữa trị AIDS và lao
25% trường hợp tử vong liên quan đến bệnh HIV/AIDS là do bệnh lao.
Mỗi năm có khoảng 25% trường hợp tử vong liên quan đến bệnh HIV/AIDS là do bệnh lao (TB). Phần lớn những người này đều ở châu Phi - nơi có tỷ lệ tử vong do TB liên quan đến HIV/AIDS cao gấp hơn 20 lần so với các khu vực khác trên thế giới.
Giảm bớt gánh nặng của dịch bệnh kép này đòi hỏi các chính phủ tăng cường các hoạt động phối hợp chữa trị HIV/AIDS - TB.
Cơ quan phòng chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) đã hoan nghênh hướng dẫn chính sách HIV/AIDS-TB mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được công bố ngày 2/3.
Chính sách mới của WHO ra đời vào thời điểm các nước trên thế giới đang nỗ lực tới năm 2015 giảm được 50% số bệnh nhân TB tử vong trong số các bệnh nhân chung sống với HIV/AIDS và đây là một mục tiêu quan trọng được đề ra trong Tuyên bố Chính trị về HIV/AIDS của Liên hợp quốc năm 2011.
Giám đốc Điều hành UNAIDS Michel Sidibé cho biết những người chung sống với HIV/AIDS có nguy cơ phát triển TB nhiều hơn và cần được hưởng các dịch vụ y tế ưu đãi. Những năm gần đây, nhiều nước đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc chữa trị TB và HIV/AIDS.
Từ năm 2005-2010, số bệnh nhân chung sống với HIV/AIDS được kiểm tra TB tăng gấp 12 lần, từ gần 200.000 bệnh nhân lên 2,3 triệu bệnh nhân. Năm 2010, hơn 60% số người HIV dương tính phát triển thành TB dương tính đã được phát hiện và chữa trị.
Từ năm 2005-2010, khoảng 910.000 bệnh nhân đã được cứu sống do tăng cường các hoạt động phối hợp chữa trị HIV/AIDS - TB.
Tài liệu hướng dẫn mới của WHO bao gồm nhiều hoạt động nhằm hạ giảm hơn nữa gánh nặng kép HIV/AIDS - TB.
Các nội dung chủ yếu trong chính sách mới của WHO gồm: thử nghiệm HIV thường xuyên cho các bệnh nhân TB, những người có triệu chứng TB, và các thành viên trong gia đình bệnh nhân; cung cấp các loại thuốc hiệu quả để ngăn chặn nhiễm trùng phổi và các nhiễm trùng khác cho tất cả các bệnh nhân TB đang bị nhiễm HIV/AIDS; điều trị tất cả các bệnh nhân TB bị HIV/AIDS càng sớm càng tốt; trên cơ sở triệu chứng, áp dụng các biện pháp phòng HIV cho các bệnh nhân TB, gia đình bệnh nhân và cộng đồng.
Theo vietnamplus.vn
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.