Thứ 2, 25/11/2024 | 05:21

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

 

Dịch tễ học quá trình tiến triển bệnh ung thư phổi: thời gian sống thêm và chất lượng cuộc sống

Từ khóa: Ung thư phổi không có tế bào nhỏ (non small cell lung cancer - NSCLC), ung thư phổi tế bào nhỏ (small cell lung cancer – SCLC),

18/09/2012

Ping Yang, M. D., Ph. D.

Mayo Clinic College of Medicine

5. Chất lượng cuộc sống (QOL): Các đặc điểm hành vi – tâm lý xã hội ở những người mắc ung thư phổi còn sống

 QOL là một thước đo đa chiều, năng động và mang tính chủ quan, bao gồm tất cả các khía cạnh ảnh hưởng đến đời sống của mỗi cá nhân, thường được gọi bằng cụm từ Sức khỏe liên quan đến chất lượng cuộc sống (Health-related QOL – HRQOL). Mặc dù chưa có định nghĩa thống nhất, QOL hay HRQOL tập trung vào các khía cạnh của cuộc sống bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe và các can thiệp y tế. Các công cụ QOL sử dụng phổ biến được sắp xếp và tổng kết bởi Li và cộng sự: từ các công cụ tổng quát như Công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống của Tổ chức Y tế thế giới (WHOQOL) và Nghiên cứu kết quả điều tra y tế thông qua mẫu khảo sát y tế ngắn gồm 36 câu hỏi (SF 36); đến các thước đo ung thư đặc thù như: Tổ chức Châu Âu nghiên cứu và điều trị ung thư (European Organization of Research and Treatment of Cancer - EORTC) QLQ C-30 và các thang đo ung thư phổi đặc thù, Đánh giá chức năng ung thư – phổi (Functional Assessment of Cancer Therapy – Lung hay FACT-L) phiên bản 3; thang đo triệu chứng ung thư phổi (Lung Cancer Symptom Scale - LCSS). Một cuộc đánh giá toàn diện về chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân ung thư phổi đã đo lường 50 bộ công cụ và xác định bộ công cụ tốt nhất. Đó là bộ câu hỏi về chất lượng cuộc sống của người mắc ung thư phổi EORTC (EORTC-LC13), kết hợp với các câu hỏi cơ bản về ung thư (QLQ-C30). LCSS và FACT-L là hai bộ công cụ bổ sung có giá trị và hiệu lực tốt.  

5.1. QOL xung quanh việc điều trị ung thư phổi

Sự cân bằng giữa chức năng thể chất và khả năng chống chịu với các tác dụng phụ trong điều trị từ lâu đã là mối quan tâm của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Cho tới 2 thập kỷ trước, vào giữa những năm 1980, chăm sóc hỗ trợ kết hợp với hóa trị liệu (cisplatin và vinblastine) không được coi là vượt trội hơn so với việc chỉ sử dụng phương pháp chăm sóc hỗ trợ (giảm nhẹ bức xạ, hỗ trợ tâm lý, thuốc giảm đau, và hỗ trợ dinh dưỡng) cho người không có tế bào ung thư di căn, bởi hiệu quả kéo dài sự sống không có ý nghĩa so với mức độ nghiêm trọng độc tính của thuốc. Mười năm sau, một thử nghiệm ngẫu nhiên đa trung tâm giai đoạn III về QOL và thời gian sống thêm cho thấy, sự kết hợp giữa chăm sóc hỗ trợ với phương pháp hóa trị liệu khác (gồm carboplatin và etoposide) có hiệu quả tốt hơn khi chỉ sử dụng phương pháp chăm sóc hỗ trợ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng quan tâm tới giá trị lợi ích của thời gian sống thêm và độc tính gây ra từ hóa trị liệu. Trong số 81 bệnh nhân NSCLC trước đó đã điều trị với các thuốc platinum giai đoạn III/IV, trên 50% không lựa chọn điều trị hoá chất (việc điều trị hóa chất có thể tăng thời gian sống thêm 3 tháng). Một số bệnh nhân không sử dụng hóa trị liệu nhằm tránh bất kỳ sự tác động nào lên QOL của họ ngay cả khi thời gian sống có thể kéo dài thêm 24 tháng; trong khi đó, những người khác sẵn sàng lựa chọn hóa trị liệu nhằm kéo dài thời gian sống để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào giúp họ chữa khỏi bệnh. Các bệnh nhân ung thư phổi quan tâm nhiều đến thời gian sống thêm và phần lớn trong số họ lựa chọn việc điều trị để cải thiện các triệu chứng ung thư.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u đối với người bệnh NSCLC giai đoạn đầu vẫn được lựa chọn trong điều trị, vì vậy việc theo dõi và đánh giá QOL trong thời gian dài sau phẫu thuật là bắt buộc. Trước phẫu thuật, QOL của bệnh nhân khá thấp đặc biệt là về thể chất và tâm lý, QOL của họ tiếp tục giảm sút đặc biệt trong khoảng 3-6 tháng sau phẫu thuật. Khoảng 50% bệnh nhân sau phẫu thuật mở ngực cắt phổi có hội chứng đau tức ngực. Tình trạng này được ghi nhận kéo dài từ 4-5 năm trong khoảng 30% bệnh nhân; 73 người bệnh không không có dữ liệu báo cáo sau 5 năm phẫu thuật. Một nghiên cứu khác trên 224 bệnh nhân được chẩn đoán mắc NSCLC cho thấy các yếu tố tâm lý có tác động mạnh mẽ lên tình trạng tử vong của người bệnh sau khi bệnh được chẩn đoán 1 năm. Những yếu tố này bao gồm nhu cầu cao đối với sự cảm thông và tận tâm, cá tính riêng của mỗi người, lòng tự trọng quá cao hoặc quá thấp. Một số yếu tố liên quan khác được biết đến trong nghiên cứu là giai đoạn bệnh, loại tế bào di căn, và sự kết hợp nhiều bệnh khác nhau theo giới tính, tuy nhiên chỉ có  mối liên quan với yếu tố giai đoạn bệnh là có ý nghĩa thống kê.

So với NSCLC, SCLC là một khối u phát triển nhanh và được coi là một bệnh hệ thống. Nhiều thử nghiệm lâm sàng kết hợp hóa xạ trị cho thấy QOL của người bệnh được cải thiện tốt nhất. Một trong những thử nghiệm đó có thử nghiệm ngẫu nhiên giai đoạn III thực hiện trên 500 bệnh nhân, thử nghiệm và kiểm soát trực tiếp so sánh tổng thể QOL, chức năng và tính điểm triệu chứng. Một phần quan trọng của QOL là các triệu chứng bệnh. Bệnh nhân ung thư phổi phải chịu đựng nhiều triệu chứng nặng và đau đớn. Các triệu chứng thường gặp nhất là: mệt mỏi, đau, khó thở, chán ăn và suy kiệt; những triệu chứng này cũng có thể là tác dụng phụ sinh ra trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân bị khủng hoảng tâm lý và cảm xúc sau khi bệnh được chẩn đoán hoặc việc điều trị không mang lại kết quả. Vì vậy, kiểm soát triệu chứng là một thành tố quan trọng của liệu pháp điều trị toàn diện và hiệu quả.

5.2. Người bệnh ung thư phổi có thời gian sống thêm dài

Người bệnh còn sống     sau 5 năm được chẩn đoán mắc ung thư phổi được gọi là người bệnh ung thư phổi có thời gian sống thêm dài (Long-term lung cancer hay LTLC). Mặc dù tỷ lệ này chỉ chiếm 15%, tại Mỹ mỗi năm có trên 25.000 người LTLC. Sự già hóa dân số nói chung và những tiến bộ trong chẩn đoán sớm và điều trị sẽ giúp tăng số người LTLC trong tương lai. Trong quá khứ, người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư phổi tế bào nhỏ có thời gian sống thêm trên 30 tháng cũng được coi là LTLC. Phần lớn những người LTLC còn sống đã trải qua điều trị xâm lấn như cắt bỏ phổi, xạ trị, và/hoặc hóa trị; gánh nặng do sự xuất hiện đồng thời nhiều bệnh khác trong số những người bệnh còn sống là đặc biệt nghiêm trọng so với những bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác. Bệnh có thể tái phát trong một nhóm những người LTLC còn sống hơn 10 năm sau khi chẩn đoán bệnh, và những người sống sót có nguy cơ cao (gấp 10 lần so với người hút thuốc lá trưởng thành khác) phát triển các khối u mới, sau đó tiến triển thành ung thư phổi nguyên phát (Subsequent primary lung cancer hoặc SPLC) và các bệnh ung thư khác liên quan đến hút thuốc lá. Nhóm nghiên cứu ung thư phổi đã báo cáo rằng tỷ lệ SPLC tăng 2 lần sau 5 năm phẫu thuật. Nguy cơ tích lũy phát triển SPLC hoặc các bệnh ung thư liên quan đến hút thuốc lá từ 13% -20%. Xạ trị ngực và hành vi hút thuốc lá có mối liên quan có ý nghĩa thống kê làm tăng nguy cơ SPLC của các bệnh nhân. Các tác động muộn của bức xạ và/hoặc hóa trị trong số các bệnh nhân LTLC không được xác định.

Tình trạng chức năng phổi: Hai nghiên cứu đã báo cáo tác động của chức năng phổi ở những người LTLC còn sống. Nghiên cứu thứ nhất quan sát trên 140 người, FEV1% trung bình là 68% (SD, 23), 1/5 đối tượng có FEV1% dưới 50%, và 36% có rối loạn /tắc nghẽn thông khí ở mức trung bình đến nghiêm trọng. Nghiên cứu thứ hai theo dõi về tình trạng phổi của 152 bệnh nhân SCLC đã được điều trị bằng hóa xạ trị liệu ngực trong15 năm, đánh giá các triệu chứng, dấu hiệu, và chức năng phổi theo thời gian. Những thay đổi nhỏ nhất đã được tìm thấy từ 5-15 năm sau khi điều trị.

Sử dụng thuốc lá và rượu: Nhiều người vẫn tiếp tục hút thuốc ngay cả khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi, thậm chí sau khi tiếp nhận liệu pháp hóa xạ trị hoặc phẫu thuật. 30% đến 60% người hút thuốc lá sẽ tiếp tục hút thuốc sau khi bệnh ung thư của họ được xác định. Trong một nghiên cứu trên 317 người hút thuốc được chẩn đoán mắc NSCLC giai đoạn I, 53% kiêng được thuốc lá trong vòng 2 tháng, 47% kiêng thuốc trong 24 tháng. Trong một nghiên cứu thí điểm trên 148 người bệnh LTLC, 19% đang tiếp tục hút thuốc tại thời điểm bệnh được chẩn đoán nhưng chỉ có 5% vẫn hút 5 năm sau khi chẩn đoán bệnh. Hành vi sử dụng rượu được nghiên cứu đánh giá trong một nghiên cứu bệnh chứng trên 142 người bệnh LTLC. Tại thời điểm chẩn đoán ung thư phổi, 69% đối tượng có sử dụng rượu và sau đó 16% thay đổi hành vi sử dụng rượu sau khi bệnh được chẩn đoán (hoặc ngừng hoặc giảm lượng rượu uống vào). Khi so sánh với người không uống rượu, những người uống rượu cảm nhận sức khỏe của mình kém gấp 9 lần người không uống rượu.

Tự đánh giá điểm chất lượng cuộc sống: Trong một cuộc khảo sát cắt ngang những đối tượng LTLC còn sống, mệt mỏi và lo lắng được xác định là những vấn đề lớn và điểm chức năng thể chất của người bệnh LTLC kém hơn so với các bệnh ung thư khác. Các tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đánh giá QOL và những khó khăn nếu các phát hiện về QOL không có bằng chứng lâm sàng. Thay đổi QOL theo thời gian đã được đánh giá trên 164 người bệnh LTLC trong một nghiên cứu thí điểm, 34% những người bệnh còn sống sau 5 năm có sự giảm QOL có ý nghĩa thống kê so với ba năm đầu phẫu thuật.

Ths. Đinh Thị Thuận – Bệnh viện 74 Trung ương dịch từ: Methods Mol Biol. Author manuscript; available in PMC 2010 September 17.

Published in final edited form as:

Methods Mol Biol. 2009 ; 471: 469–486. doi:10.1007/978-1-59745-416-2_24.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2941142/?tool=pubmed

 


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com