Dùng aspirin liều thấp, giảm 20% tử vong do ung thư
BS.Theo công bố này, dùng liều lượng aspirin thấp - 75mg/ngày trong thời gian gần 5 năm - giảm được 20% số tử vong do tất cả các bệnh ung thư gộp lại.
Một nghiên cứu dịch tễ học về mối liên hệ giữa dùng aspirin và bệnh ung thư vừa được công bố. Theo công bố này, dùng liều lượng aspirin thấp - 75mg/ngày trong thời gian gần 5 năm - giảm được 20% số tử vong do tất cả các bệnh ung thư gộp lại. Để có được kết luận này, êkíp của Peter Rothwell, Đại học Oxford nước Anh đã tiến hành các phân tích trên cơ sở 8 thử nghiệm lâm sàng được xây dựng ban đầu để đánh giá tác dụng của thuốc này đối với các bệnh tim mạch.
Tổng cộng có tới 25.570 bệnh nhân dùng aspirin. Theo dõi liên tục suốt 20 năm, người ta thấy tử vong do ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng và thực quản, không nhiều đối với bệnh nhân dùng aspirin. Giống như các thuốc chống viêm khác, aspirin ức chế enzym tham gia vào quá trình tăng khối u. Ngoài ra, dựa vào các thử nghiệm đối với nhiều bệnh nhân, êkíp của Peter Rothwell còn có các lập luận mới về tác dụng bảo vệ của aspirin chống ung thư đại trực tràng, và hiện nay chống lại tất cả các bệnh ung thư.
Tuy nhiên không phải vì thế mà tự ý dùng aspirin. Theo Robert Benmouzig, người đứng đầu Khoa Dạ dày - Ruột Bệnh viện Avicenne (Pháp), aspirin quy định sử dụng để phòng ngừa ung thư đại trực tràng là chính, nhất là bệnh nhân có nguy cơ cao. Vì thế không nên dùng cho tất cả mọi người và khi dùng phải có sự tư vấn của bác sĩ.
(Theo “La Recherche”)
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.