Hạn chế nguy cơ bệnh phổi
Giữ phổi khỏe là một việc quan trọng cần làm. Có những môi trường âm thầm gây hại cho phổi, chúng ta nên lưu ý và tìm biện pháp giảm thiểu nguy cơ.
Công nhân hít bụi khi phá hủy hoặc sửa chữa công trình có nguy cơ bị ung thư phổi, u trung biểu mô và bệnh bụi phổi - amiăng. Theo tiến sĩ Philip Harber thuộc Khoa Y học Nghề nghiệp và Môi trường, Đại học California (Mỹ), đáng lo ngại nhất là những người tiếp xúc với các chất độc hại cách đây 20-30 năm, khi nhiều sản phẩm có chứa amiăng chưa bị cấm. Mặc đồ bảo hộ, bao gồm mặt nạ hô hấp khi làm việc gần các công trình cũ, và tránh hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ.
Ước khoảng 8-12% nhân viên y tế nhạy cảm với dư lượng bột tìm thấy trong găng tay cao su, bột này có thể gây ra phản ứng hen suyễn nặng. Hạn chế tiếp xúc bất cứ khi nào có thể sẽ giúp giảm tình trạng này. Nhưng đối với bác sĩ và y tá, bỏ qua việc sử dụng găng tay bảo hộ không phải lúc nào cũng là một lựa chọn tốt. Trong trường hợp nặng, dị ứng cao su có thể kết thúc sự nghiệp của bạn. Một số bệnh viện chọn cách sử dụng găng tay tổng hợp không chứa nhựa mủ cao su.
Mang đầy đủ thiết bị bảo hộ để bảo vệ lá phổi - Ảnh: Shutterstock
Bệnh phổi nhiễm bụi bông, còn gọi là bệnh phổi nâu, rất phổ biến trong giới công nhân dệt may sản xuất nệm ghế, khăn, vớ, khăn trải giường và quần áo. Công nhân có thể hít hạt bụi từ vải bông cotton hoặc các vật liệu khác. Hút thuốc làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh. Đeo khẩu trang và cải thiện hệ thống thông gió trong môi trường làm việc là những biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Những người làm việc trong ngành công nghiệp ô tô có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nghề nghiệp, đặc biệt ở bộ phận sửa chữa. Những loại sơn phun tự động, chẳng hạn như các sản phẩm isocyanate và polyurethane, có thể gây kích ứng da, dị ứng, tức ngực và khó thở nặng. Mặt nạ phòng độc, găng tay, kính bảo hộ, và hệ thống thông gió tốt tại không gian làm việc có thể giúp giảm thiểu nguy cơ.
Các tài xế xe tải giao hàng chuyên bốc dỡ hàng ở bến cảng và công nhân ngành đường sắt có nhiều nguy cơ bị bệnh phổi. Khói thải diesel là nguyên nhân chính. Dù động cơ ngày nay phát ít khí thải diesel hơn nhờ được cải tiến và sử dụng diesel sạch, khí thải động cơ diesel vẫn còn rộng khắp. Tránh xa luồng khí thải động cơ diesel trực tiếp và đeo mặt nạ bảo hộ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phổi.
Thợ mỏ có nguy cơ bị một số bệnh về phổi do tiếp xúc với bụi. Bụi silica trong không khí, còn được gọi là thạch anh, có thể dẫn đến bụi phổi silic, một căn bệnh làm tổn thương phổi. Thợ mỏ than có nguy cơ mắc một loại bệnh gây tổn thương phổi khác gọi là ho dị ứng (phổi đen), do nhiều năm dài tiếp xúc với bụi than. Không hút thuốc và sử dụng mặt nạ lọc bụi có thể cải thiện tình hình.
Lính cứu hỏa có thể hít phải khói và đủ loại hóa chất có trong một tòa nhà đang cháy. Mặc dù bình dưỡng khí giúp bảo vệ rất tốt, không phải lúc nào lính cứu hỏa cũng mang chúng trên người, đặc biệt khi họ đang lùng sục trong đống đổ nát để đảm bảo rằng ngọn lửa không bùng phát trở lại. Tiếp xúc với các vật liệu độc hại và amiăng cũng gây nguy cơ ngay cả sau khi ngọn lửa đã tắt, và các chuyên gia khuyến cáo nên đeo thiết bị bảo vệ đường hô hấp trong tất cả các công đoạn chữa cháy.
Thanh Niên
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.