Ho kéo dài thường được điều trị như thế nào ?
Chỉ có thể điều trị được ho kéo dài sau khi đã chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây ho kéo dài. Các điều trị khi chưa rõ căn nguyên của ho kéo dài đều không mang lại hiệu quả. Các thuốc giảm ho chỉ nên dùng trong những trường hợp nhất định.
Các điều trị ho kéo dài bao gồm:
1. Điều trị theo nguyên nhân gây ho kéo dài:
- Hen phế quản: người bệnh thường được điều trị với việc Tránh các yếu tố nguy cơ. Đồng thời các bệnh nhân thường được kê dùng các thuốc phòng tránh cơn hen và thuốc cắt cơn hen. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần được hướng dẫn cách dùng thuốc đúng (Seretide, Symbicort).
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: bệnh nhân cần hiểu về bệnh phổi của mình từ đó có thể tự tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Bên cạnh đó cần dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Các thuốc thường được chỉ định bao gồm: thuốc giãn phế quản, corticoid. Hầu hết các bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc dạng hít, hoặc dạng xịt, khí dung. Một số trường hợp có thể được kê dùng thuốc dạng viên...
- Trào ngược dạ dày - thực quản: người bệnh cần tránh các thức ăn cay, chua, nóng... và dùng thuốc theo đơn. Các thuốc thường được dùng bao gồm hai nhóm chính: thuốc ức chế tiết dịch dạ dày, và thuốc làm mở cơ trơn của môn vị. Cả hai nhóm thuốc này đều làm giảm dịch có trong dạ dày, từ đó làm hạn chế tình trạng trào ngược dịch dạ dày và do vậy làm giảm ho
- Nếu bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế men chuyển để điều trị tăng huyết áp: cần dừng ngay những thuốc này và chuyển sang dùng thuốc hạ huyết áp nhóm khác, không gây ho. Biểu hiện ho thường hết sau dừng thuốc ức chế men chuyển 1-2 tháng.
- Các điều trị căn nguyên khác: tùy theo từng bệnh lý cụ thể
2. Dùng các thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho được dùng trong một số trường hợp sau:
- Ho quá nhiều, không cầm được, gây mệt nhiều cho bệnh nhân ở những trường hợp ho chưa xác định rõ nguyên nhân, hoặc một số trường hợp đã xác định được nguyên nhân (ung thư phổi, viêm phế quản, viêm phổi kẽ) nhưng không có rối loạn thông khí tắc nghẽn
- Bệnh nhân đang có ho máu
- Không nên dùng thuốc giảm ho cho những bệnh nhân đang có nhiễm trùng đường hô hấp dưới, những trường hợp này, bệnh nhân cần được ho để thải đờm ra ngoài.
Các thuốc bao gồm:
- Thuốc ho tác dụng lên trung ương:
- Terpincodein (5mg codein) x 2 viên/ ngày x 5-7 ngày
- Dextromethorphan: liều dùng 30mg/ lần x 3 lần/ ngày x 5-7 ngày.
- Thuốc ho tác dụng tại chỗ
- Corticoid dạng phun hít: có thể dùng liều nhỏ corticoid dạng hít: budesonide, fluticasone ,.. (pulmicort, symbicort, seretide…) liều 250 – 500mcg/ ngày x 10 ngày.
- Lidocaine: có thể dùng tạm thời trong trường hợp ho nhiều, pha 2ml lidocaine với 3ml dung dịch natriclorua 0,9%, khí dung.
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
Benhphoi.com
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.