Ho mạn tính ở trẻ em
Ho ở trẻ em xuất hiện do những nguyên nhân từ bất kỳ vị trí nào dọc theo đường dẫn khí, từ mũi đến phế nang.
Ho là một phản ứng bình thường với kích thích bất cứ đâu từ họng đến phổi. Ho ở trẻ em là một vấn đề phổ biến có thể gây ra sự lo lắng cho các bậc cha mẹ. Có nhiều sự khác biệt quan trọng giữa ho trẻ em với ho người lớn về nguyên nhân và hướng dẫn quản lý.
Ho mạn tính ở trẻ em thường được định nghĩa khi ho kéo dài trên 8 tuần. Khoảng thời gian này được sử dụng do các nguyên nhân nhiễm khuẩn gây ho đơn giản nhất sẽ được giải quyết trong 3-4 tuần, và khái niệm 8 tuần để xác định những người có thể cần phải phát hiện thêm.
Khoảng thời gian giữa ho cấp tính và mạn tính (3-8 tuần) đôi khi được gọi là \"ho bán cấp tính\" hay \"ho cấp tính kéo dài” (ví dụ như ho do vi rút lâu khỏi). Nếu ho bắt đầu giảm sau 3 tuần thì cần thêm thời gian trước khi phát hiện xa hơn. Tuy nhiên, nếu ho không cải thiện vào tuần thứ 3 hoặc gia tăng ở mức độ nghiêm trọng thì việc khám phát hiện sớm có thể được chỉ định.
Dịch tễ học
Khảo sát cho thấy triệu chứng ho được phụ huynh báo cáo (như một triệu chứng riêng lẻ) là phổ biến.
Nguyên nhân
Một loạt các nguyên nhân có thể gây ra ho. Nhận thức về các triệu chứng \"nghiêm trọng\" là rất cần thiết.
Các nguyên nhân thường gặp trong chăm sóc ban đầu
+ Nhiễm trùng (hoặc tái nhiễm trùng) - Bao gồm vi rút hợp bào hô hấp (RSV), adenovirus, viêm phổi do Mycoplasma, viêm phổi do Chlamydia, ho gà và bệnh lao.
+ Hen.
+ Hội chứng chảy nước mũi sau.
+ Các tác nhân môi trường - khói thuốc lá, có thể là khói từ bếp than củi hoặc bếp dầu.
+ Bệnh dạ dày thực quản trào ngược.
Nguyên nhân ít gặp
+ Hít phải dị vật.
+ Bệnh xơ nang.
+ Suy giảm miễn dịch.
+ Dị tật bẩm sinh, ví dụ như rò ống thực quản, mềm hóa khí quản.
+ Rối loạn vận động lông mao.
+ Thần kinh: ví dụ như tật máy giật, ho tâm lý. Ho tâm lý có thể là kỳ lạ, tiếng còi xe và giảm giấc ngủ hoặc chú ý tới các hoạt động khác.
+ Để có một danh sách đầy đủ các nguyên nhân khác, xem hướng dẫn của Hội lồng ngực Anh (BTS).
Gợi ý các nguyên nhân cụ thể của ho mạn tính
Khởi phát:
+ Ho khởi phát nhẹ - cân nhắc đến dị tật bẩm sinh, do hít, nhiễm trùng phổi, bệnh xơ nang.
+ Khởi đầu rất cấp tính – hít phải dị vật.
Bệnh hệ thống
+ Trẻ vẫn khỏe, không có các triệu chứng khác - xem xét nguyên nhân không rõ ràng liên quan đến ho khan, viêm phế quản tái phát do vi rút, ho tâm lý, ho theo thói quen (ho lặp đi lặp lại và mất đi khi ngủ).
+ Tình trạng sức khỏe hệ thống kém hoặc viêm phổi tái phát – cân nhắc đến lao, dị vật đường thở, xơ nang, rối loạn miễn dịch, viêm phế quản kéo dài, do hít tái phát.
Tính chất của ho
+ Kết hợp thở khò khè hoặc khó thở - xem xét đến hen, dị vật đường thở, bệnh phổi hít tái phát, bệnh tim mạch, chít hẹp đường hô hấp, sự mềm hóa khí-phế quản, viêm tiểu phế quản.
+ Liên quan đến khó thở và rối loạn thông khí hạn chế - bệnh phổi kẽ.
+ Ho xảy ra cơn kịch phát với tiếng rít lớn - ho gà.
+ Tiếng ho lanh lảnh, tiếng của thanh khí phế quản hoặc kỳ lạ, như tiếng còi xe - xem xét việc kích thích khí quản hoặc thanh môn và nguyên nhân tâm lý.
+ Ho có đờm (hầu hết trẻ em không khạc đờm nhưng có xu hướng nuốt đờm) - xem xét giãn phế quản hoặc mọi tình trạng phổi mủ, ví dụ như bệnh xơ nang.
+ Ho tiến triển không ngừng - xem xét dị vật đường thở, xẹp thùy phổi, lao, tổn thương lồng ngực mở rộng nhanh.
+ Ho ra máu tươi (ho ra máu rõ ràng có thể liên quan đến chảy máu mũi, chấn thương má hoặc nôn ra máu) - xem xét viêm phổi, áp xe phổi, giãn phế quản, dị vật đường thở, bệnh lao, tăng áp động mạch phổi.
+ Các yếu tố gây bùng phát:
- Tập thể dục/sự hưng phấn/không khí lạnh/ho về đêm/thay đổi môi trường, ví dụ như vật nuôi - xem xét đến hen.
- Nuốt/ăn uống – bệnh do hít tái phát.
- Nằm xuống – chảy nước mũi sau, trào ngược dạ dày-thực quản.
- Sự chú ý – yếu tố tâm lý.
- Thuốc ức chế chuyển hóa enzym (ACE) – các thuốc ức chế ACE gây ra ho.
+ Hội chứng Tourette.
Giới thiệu:
Thực hiện đánh giá ban đầu, tìm kiếm gợi ý tới một nguyên nhân cụ thể, và bất kỳ triệu chứng nặng nào.
Các triệu chứng nặng
Các đặc điểm sau đây cho thấy một nguyên nhân quan trọng có thể gây ho.
Yếu tố tiền sử:
+ Gia đình có tiền sử bệnh phổi.
+ Ho khi mới sinh.
+ Ho đột ngột khởi phát.
+ Ho ra máu (ho ra máu tươi - không, ví dụ như chảy máu cam hoặc chấn thương má).
+ Ho khi bú, khó nuốt, nôn mửa dữ dội.
+ Ho có đờm.
+ Đổ mồ hôi đêm/giảm cân.
+ Ho liên tục không ngừng.
Các dấu hiệu:
+ Các dấu hiệu của bệnh phổi mạn tính, ví dụ như móng tay khum.
+ Kém phát triển.
+ Khóc hoặc giọng nói bất thường, thở khò khè.
+ Bất thường ngực khu trú.
Tiền sử:
+ Tính chất của ho:
- Âm thanh – lanh lảnh (gợi ý đến kích thích khí quản/thanh môn), âm lạ hoặc như tiếng còi xe (gợi ý đến yếu tố tâm lý).
- Ho có đờm hoặc ho khan - Lưu ý: trẻ em không khạc đờm nhưng có thể nôn mửa.
- Ho ra máu hoặc đờm.
+ Khởi phát, thời gian, diễn tiến theo thời gian của ho.
+ Các yếu tố gây bùng phát.
+ Ho có mất đi khi ngủ không?
+ Các triệu chứng khác - bao gồm sốt, sụt cân, ra mồ hôi đêm.
+ Tiền sử gia đình - đặc biệt là bệnh dị ứng hoặc bệnh hô hấp.
+ Thuốc.
+ Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các chất ô nhiễm môi trường khác, ví dụ như nhiên liệu đốt nóng.
Khám:
+ Các đặc tính chung - sốt, chiều cao/cân nặng và bất kỳ sự chậm phát triển nào, móng tay khum, nổi hạch, dấu hiệu của dị ứng.
+ Đường hô hấp trên – khóc hoặc tiếng nói bất thường, thở khò khè, khám tai mũi họng.
+ Dấu hiệu hô hấp - khó thở, nhịp thở, nghe tim.
+ Quan sát ho nếu có thể.
Khám phát hiện
Trẻ em cần khám gì tại nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu?
Các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu của Bỉ gợi ý chiến lược sau:
+ Các triệu chứng nghiêm trọng hiện tại - yêu cầu khám phát hiện cụ thể tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng.
+ Không có triệu chứng nặng:
- Nếu sốt - loại trừ viêm phổi.
- Với người nhập cư - loại trừ bệnh lao.
- Nếu có gợi ý đến một nguyên nhân cụ thể - khám phát hiện thích hợp (ví dụ như đo phế dung, chẩn đoán huyết thanh, theo dõi pH thực quản).
- Nếu không có gợi ý cụ thể - xem xét việc chụp X-quang phổi.
Khám phát hiện cái gì?
Hướng dẫn của BTS khuyến nghị chiến lược sau khi khám phát hiện ho mạn tính:
Khám phát hiện ban đầu:
+ Chụp X quang phổi.
+ Đo phế dung (hoặc giám sát lưu lượng thở ở trẻ lớn) ± kiểm tra đáp ứng giãn phế quản hoặc tăng phản ứng phế quản.
Khám phát hiện xa hơn:
+ Lấy một mẫu đờm nếu có thể - xét nghiệm vi sinh và tế bào học.
+ Test thử dị ứng (chích qua da hoặc test dị nguyên (Rast)) có thể hỗ trợ chẩn đoán nếu có dị ứng/hen.
+ Các xét nghiệm khác sẽ phụ thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng và chẩn đoán phân biệt.
Thử nghiệm điều trị:
+ Hướng dẫn của BTS cho rằng,ngược lại với người lớn, trẻ em ho khan nếu vẫn có sức khỏe tốt và không có các gợi ývề bệnh cụ thể thì thử nghiệm điều trị (đối với bệnh hen, viêm mũi dị ứng hoặc trào ngược dạ dày-thực quản) dường như không mang lại lợi ích và nhìn chung là không được khuyến khích.
+ Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, BTS gợi ý rằng do có thể khó khăn để loại trừ bệnh hen là nguyên nhân gây ho ở trẻ nhỏ, một thử nghiệm điều trị chống hen có thể được sử dụng (ví dụ như corticosteroid dạng hít). Đảm bảo thực hiện hiệu quả, đủ liều và ghi rõ kết quả điều trị.
+ Sau khi thử nghiệm thuốc chống hen một thời gian (8-12 tuần) nên dừng lại. Nếu trẻ đã đáp ứng với điều trị thuốc chống hen và sau đó ngừng điều trị, việc tái phát sớm vẫn đáp ứng với điều trị sẽ gợi ý đến ho-do bệnh hen các thể. Nếu không có đáp ứng, bệnh hen là khó xảy ra.
Chẩn đoán phân biệt
Điều quan trọng là phân biệt giữa ho không đặc hiệu, ho khangiữa một đứa trẻ sức khỏe tốt, và một đứa trẻ sức khỏe kém hoặc có các triệu chứng và dấu hiệu nghiêm trọng.
Quản lý
+ Điều này phụ thuộc vào mỗi nguyên nhân cụ thể được tìm thấy.
+ Với trẻ khỏe mạnh và không có triệu chứng nặng, mục đích là tránh khám phát hiện xâm nhập và tìm hiểu kỳ vọng, sự lo lắng của các bậc cha mẹ.
+ Loại bỏ những yếu tố môi trường nếu có thể, ví dụ như khói thuốc lá.
+ Thuốc chống ho thường không được khuyến khích sử dụng, trừ thuốc xi-rô trị ho đơn giản.
Người dịch: Ths. Đinh Thị Thuận
Người hiệu chỉnh: Ts. Vũ Quang Diễn
Nguồn tham khảo: http://medical.cdn.patient.co.uk/pdf/13656.pdf
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.