Khi thiếu tôi sẽ gây nên nhiều bệnh
Sắt được hấp thu tốt hơn nếu uống vào lúc đói
Trong các khoáng chất cần được cung cấp cho cơ thể hằng ngày thì sắt II tôi đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi tôi là một yếu tố cần thiết tạo nên hemoglobin, chất tạo nên màu đỏ của hồng cầu, có nhiệm vụ chuyên chở ôxy (dưỡng khí) và CO2 (thán khí) trong quá trình hô hấp. Đối với một người bình thường hấp thu khoảng 0,5 - 1mg sắt nguyên tố hằng ngày là đủ và thường không bị thiếu. Nhưng đối với các trường hợp có nhu cầu về sắt tăng lên trong khi dự trữ về sắt thấp như sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng hoặc trẻ nhỏ và thiếu niên trong thời kỳ phát triển mạnh, hay phụ nữ có thai... thì có thể sẽ bị thiếu sắt và cần phải bổ sung. Vì nếu không sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt tôi đấy.
Hậu quả khi bạn bị thiếu máu thường có biểu hiện da xanh, người mệt mỏi. Ở trẻ em kém sự nhanh nhạy, hay bị rối loạn tiêu hóa và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Còn ở phụ nữ mang thai sẽ làm cho bào thai chậm phát triển, dễ sinh non, dễ sảy thai hoặc bị mất máu nhiều trong lúc sinh...
Tôi được hấp thu tốt hơn nếu uống vào lúc đói, nhưng lại có nhược điểm là gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Bởi vậy, thời điểm hợp lý mà bạn sử dụng tôi là trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ với ít nhất nửa cốc nước mà không được nhai viên thuốc khi uống. Không được uống thuốc khi nằm. Trẻ em dưới 12 tuổi và người cao tuổi không được dùng dạng viên nén, viên nang.
Hà Nguyên (SKDS)
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.