Không dùng tetracyclin điều trị nhiễm khuẩn
(SKDS) - Tetracyclin là một thuốc kháng sinh rất quen thuộc để điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn. Nhưng nay do mức độ kháng thuốc nghiêm trọng của vi khuẩn và đã có nhiều loại thuốc kháng khuẩn khác có nhiều ưu điểm hơn nên người ta đã hạn chế sử dụng tetracyclin.
Tuy nhiên, thuốc vẫn còn được dùng trong một số trường hợp: viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm xoang do chlamydia pneumoniae; sốt vẹt (psittacosis); bệnh mắt hột; viêm niệu đạo không đặc hiệu do chlamydia trachomatis; nhiễm khuẩn do rickettsia; bệnh dịch hạch (do yersinia pestis), bệnh dịch tả (do vibrio cholerae); trứng cá và tham gia trong một số phác đồ trị H. pylori trong bệnh loét dạ dày - tá tràng, phối hợp với thuốc chống sốt rét như quinin để điều trị sốt rét do plasmodium falciparum kháng thuốc. Nhưng chỉ nên dùng tetracyclin khi đã chứng minh được vi khuẩn gây bệnh còn nhạy cảm với thuốc.
Tetracyclin được hấp thu qua đường tiêu hóa. Uống thuốc vào lúc đói thuốc sẽ hấp thu tốt hơn. Nhưng sự hấp thu của thuốc sẽ bị giảm nếu có mặt ion kim loại hóa trị 2 và 3 do tạo phức không tan bền vững (vì vậy không uống thuốc cùng với nước chè, viên sắt...). Ngoài ra, hấp thu tetracyclin uống còn bị ảnh hưởng bởi sữa và thức ăn.
Các tác dụng không mong muốn xảy ra ở 7 - 20% người dùng và phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị. Thường gặp nhất là về tiêu hoá với các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Ngoài da có thể thấy dị ứng da, mày đay, phù Quincke, tăng nhạy cảm với ánh sáng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Các phản ứng dị nặng tuy xảy ra ít hơn nhưng cần đề phòng là ban xuất huyết phản vệ, viêm ngoại tâm mạc, lupus ban đỏ toàn thân trầm trọng thêm... Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở ôxygen, dùng kháng histamin, corticoid...).
Vàng răng vĩnh viễn do dùng tetracyclin cho trẻ nhỏ.
Tetracyclin có thể gây phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm, kể cả nấm. Nếu xảy ra bội nhiễm, cần ngừng thuốc và thay thế bằng một phác đồ khác thích hợp. Do việc sử dụng các thuốc nhóm tetracyclin trong quá trình phát triển của răng (nửa cuối thai kỳ và trẻ dưới 8 tuổi) có thể gây biến màu răng vĩnh viễn (vàng, xám, nâu) và thuốc có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của xương nên không dùng tetracyclin cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi.
Cũng không dùng thuốc cho phụ nữ ở thời kỳ nuôi con bú, vì tetracyclin sẽ phân bố vào trong sữa mẹ có thể tạo với canxi trong sữa mẹ những phức hợp không hấp thu được gây biến màu răng vĩnh viễn, ức chế sự phát triển xương, phản ứng nhạy cảm ánh sáng và nấm candida ở miệng và âm đạo trẻ nhỏ. Khi uống thuốc cần uống với nhiều nước (ít nhất là một cốc nước to) ở tư thế đứng để tránh kích ứng thực quản của thuốc. Người bệnh không nên nằm nghỉ ngay sau khi uống thuốc.
Dược sĩ Hoàng Thu Thủy
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.