Kỹ thuật sinh thiết cắt xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính
Để chẩn đoán chắc chắn u phổi, các bệnh nhân thường được chỉ định làm sinh thiết u phổi dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính. Vậy phương pháp này là gì ?
Năm 1971 xuất hiện máy chụp cắt lớp vi tính. Điều này thực sự đem lại một cuộc cách mạng trong chẩn đoán hình ảnh y học, đặc biệt với bệnh lý lồng ngực.
Phim chụp cắt lớp vi tính giúp xác định rõ kích thước, vị trí chính, tình trạng xâm lấn, chèn ép của u trung thất với những cơ quan xung quanh, hạch rốn phổi, hạch trung thất... Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của máy chụp cắt lớp vi tính, có thể tiến hành đưa chính xác các kim sinh thiết vào tới u trung thất để tiến hành cắt hoặc hút bệnh phẩm để chẩn đoán chính xác loại u trung thất.
Năm 1981 Gobien R.P là người đầu tiên tiến hành thiết phổi và trung thất dưới hướng hướng dẫn của máy chụp cắt lớp vi tính.
Sinh thiết cắt xuyên thành ngực được xem là biện pháp lý tưởng để lấy bệnh phẩm chẩn đoán các khối u phổi, trung thất, nơi những kỹ thuật khác khó tiếp cận.
Kim dùng cho sinh thiết u phổi và u trung thất
Có rất nhiều loại kim có thể sử dụng để sinh thiết. Đầu tiên các kim lớn (12-16 gauge) được thiết kế để sử dụng sinh thiết ở các phần khác nhau của cơ thể và có thể lấy được các mảnh tổ chức lớn, tuy nhiên tỷ lệ ho máu và tràn khí màng phổi khá cao nên hiện ít sử dụng.
Năm 1969 Kark sử dụng kim Tru-cut để sinh thiết thận. Sau đó một thời gian ngắn người ta sử dụng kim Tru-cut để sinh thiết phổi.
Ngày nay kim sinh thiết nói chung có hai loại kim hút và kim cắt:
- Kim hút: Kim thẳng, kim Chiba.
- Kim cắt: kim Green có đầu cắt, kim Westcott có lỗ đựng bệnh phẩm ngay sát đầu kim, kim Tru-cut bệnh phẩm được cắt nằm ở bên trong, bệnh phẩm lấy được là nhờ kết hợp giữa phần kim cắt trong với vỏ cắt ngoài.
Tất cả các kim này đều có sẵn nhiều loại đường kính từ 16-22 gauge, có thể được sử dụng một mình hoặc có kim đồng trục. Ưu điểm của chọc hút bằng kim sinh thiết cỡ nhỏ là lỗ để lại trên màng phổi và phổi nhỏ, do đó hạn chế tối đa biến chứng tràn khí màng phổi và chảy máu. Tuy nhiên thủ thuật cần phải lấy đủ được bệnh phẩm ngay trong lần sinh thiết đầu tiên.
Cách sinh thiết:
Sau khi được chẩn đoán chắc chắn u phổi mà chưa có chẩn đoán xác định loại tế bào ung thư với các phương pháp khác, bệnh nhân thường được chỉ định sinh thiết cắt xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính. Bệnh nhân được đưa lên bàn chụp cắt lớp. Các bác sỹ chụp lại phim cắt lớp vi tính để kiểm tra, xác định hướng vào của kim và chiều sâu của kim chọc. Sau đó sẽ chọc kim sinh thiết vào. Chỉ khi chắc chắn thấy hình ảnh đầu kim sinh thiết chắc chắn nằm trong u phổi, bác sỹ mới tiến hành sinh thiết. Sau sinh thiết, bệnh nhân được chụp lại phim để kiểm tra các tai biến. Bệnh phẩm được chuyển xuống Trung tâm Giải phẫu bệnh để đọc kết quả
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh phổi.com
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.