Làm gì khi bị ho?
Luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng hằng ngày… là cách giúp “chiến thắng” bệnh ho nhanh chóng.
Ho là một động tác thở ra mạnh mẽ giúp bảo vệ phổi chống lại sự xâm nhập và thúc đẩy đào thải đàm, dị vật, vi sinh vật ra ngoài. Các kích thích có thể tạo ra ho gồm: dị vật, khói bụi (khói thuốc, khói bếp, khói lò...), khí độc (hơi một số hóa chất như hơi của khí clo), chất xuất phát từ viêm đường hô hấp, stress tâm lý.
Nguyên nhân gây ra ho
- Ho cấp tính: thường do nhiễm khuẩn ở đường hô hấp hoặc hít phải vật lạ vào đường thở, phù phổi cấp.
- Ho mạn tính: ho kéo dài do viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, lao phổi, ung thư phế quản, viêm họng mạn, suy tim, dùng thuốc, do tâm lý, nghiện thuốc lá...
- Ho khan: là ho mà hầu như không có đờm, càng ho, người bệnh càng cảm thấy rát cổ họng, tức ngực và đôi khi thấy đau ở vùng ngang rốn. Ho khan gặp trong bệnh cúm, cảm lạnh đột ngột, nghiện thuốc lá, người nấu bếp (than, củi, rơm rạ...), stress tâm lý, bệnh viêm phế quản, u lành đường hô hấp, ung thư phế quản, dị vật kẹt ở đường hô hấp dưới, uống thuốc ức chế men chuyển trong bệnh lý tim mạch.
- Ho có đàm: đàm nhầy, đặc, có mủ hoặc có máu. Ho có đàm gặp trong viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn, viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ, viêm lông ở giai đoạn đầu của bệnh sởi, thủy đậu, giãn phế quản, lao hay nấm, tràn dịch màng phổi.
- Ho ra máu: trước tuổi trung niên thường do hẹp van hai lá, lao, viêm phổi hay giãn phế quản. Sau 40 tuổi thường là ung thư phế quản và lao.
- Ho từng cơn kéo dài kèm chảy nước mắt, mũi như trong bệnh ho gà. Cơn ho thường xuất hiện ban đêm, ho kéo dài làm cho bé mặt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi.
- Người ta cũng gặp ho dị ứng mà chưa xác định được nguyên nhân, nhưng khi dùng thuốc chống dị ứng thì hết cơn ho.
Xét nghiệm tìm nguyên nhân
Công thức máu, X-quang tim phổi thẳng, khảo sát đờm tìm vi sinh vật, soi phế quản, đo chức năng phổi.
Thuốc điều trị
Việc dùng thuốc ho cần có chỉ định của bác sĩ, tự ý dùng có khi gây hại, bởi vì ho là một động tác có ích giúp tống xác vi khuẩn và bạch cầu, mảnh niêm mạc phế quản, chất nhầy, nếu chấm dứt ho bằng thuốc thì sẽ làm bệnh nặng và kéo dài thêm
Thuốc hay dùng khi cần phải chống ho như: codein 10mg, codethylin 12,5mg, acetylcystein, bromhexin, viên bạc hà, cao bách bộ, viên cam thảo. Lưu ý uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng đàm và bớt ho.
Phòng ngừa
Luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng hằng ngày, tạo môi trường nơi ở trong sạch. Đeo khẩu trang khi ra đường. Giữ ấm nếu trời lạnh. Nếu có nghiện thuốc lá nên bỏ hẳn.
Khi có ho kéo dài hơn 1 tháng, điều trị bằng thuốc không giảm sau khi đi khám lần đầu, nên đến bác sĩ khám lại để tìm đúng nguyên nhân và điều trị đúng. Không tự ý dùng kháng sinh vì kháng sinh chỉ dùng khi biết chắc chắn là có nhiễm khuẩn. Nếu do virus thì không cần thiết dùng kháng sinh, trừ khi có bội nhiễm vi khuẩn.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.