Thứ 3, 21/05/2024 | 14:22

BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN ĐẤU THẦU

Thư mời chào giá

HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT SỐ 41-NQ/TW

HỘI NGHỊ NHÂN NGÀY VỆ SINH TAY TOÀN CẦU 05/5 VÀ NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5

Về việc đính chính văn bản số 367/BV74TW-VTTBYT ký ngày 24/4/2024.

 

Làm gì khi nhà có người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT)

BPTNMT là một căn bệnh mãn tính mà nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốc lá.

21/07/2011

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì ?

Bình thường, đường dẫn khí đem không khí đến cho phổi (H)

Đường dẫn khí ngày càng nhỏ dần như cành cây (H)

Ở cuối mỗi cành nhỏ có nhiều túi khí, chứa đầy không khí. Ở người bình thường, đường dẫn khí sạch và mở rộng (H). Do đó khí đi ra vào rất nhanh, rất dễ dàng.

Khi bị BPTNMT

- Đường dẫn khí hẹp lại do thành của đường dẫn khí dày lên và sưng phù (H)

- Đường dẫn khí bị các vòng cơ nhỏ bao quanh siết chặt lại gây tắc nghẽn

- Đường dẫn khí tạo ra làm đàm người bệnh phải ho khạc ra.

- Các vách túi khí có thể bị tiêu hủy (H ở phòng khám)

Bệnh phổi tắc nghẽn có nghĩa là đường dẫn khí của phổi bị tắc nghẽn một phần, mãn tính có nghĩa là không thể chữa dứt được.

2. Ai bị mắc BPTNMT ?

- Hầu hết bệnh nhân mắc BPTNMT là do hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc, hút thuốc loại nào cũng có thể gây ra BPTNMT được.

- Một số bệnh nhân BPTNMT do sống trong nhà đầy khói bếp

- Một số bệnh nhân BPTNMT do làm nhiều năm trong những nơi rất bụi bặm hay rất nhiều khói.

- BPTNMT không lây, bạn không thể mắc BPTNMT từ người khác.

- Người lớn mới bị BPTNMT, trẻ em không bị bệnh này. Phần lớn bị BPTNMT ở độ tuổi lớn hơn 40.

3. Làm sao nhận biết BPTNMT ?

- Ở giai đoạn nhẹ:

. Bạn có thể ho nhiều. Đôi khi có khạc đàm, nhất là buổi sáng sớm

. Bạn cảm thấy hụt hơi khi làm nặng hoặc đi nhanh.

- Ở giai đoạn trung bình

. Bạn có thể ho và khạc đàm nhiều hơn

. Bạn thường bị hụt hơi khi làm nặng hoặc đi nhanh

. Bạn thấy khó khăn nếu làm việc nặng hay các việc lặt vặt

. Bạn phải mất vài tuần mới phục hồi sau một đợt cảm hay nhiễm trùng.

- Ở giai đoạn nặng:

. Bạn có thể ho nhiều hơn nữa và khạc ra nhiều đàm

. Bạn khó thở cả ngày lẫn đêm

. Bạn phải mất vài tuần mới phục hồi sau một đợt cảm hay nhiễm trùng phổi

. Bạn không thể đi làm hay làm các việc lặt vặt trong nhà được nữa

. Bạn không thể đi băng ngang qua phòng hay lên cầu thang được nữa.

. Bạn dễ bị mệt.

- Do đó, bạn nên đến bác sĩ khi bạn có vấn đề về hô hấp hay bị ho đã hơn 1 tháng

- Phần lớn bệnh nhân đợi cho đến khi bệnh hô hấp nặng mới tìm đến bác sĩ.

- Họ không chú ý đến triệu chứng ho hay vấn đề về hô hấp trong nhiều năm.

- Khi bạn có vấn đề về hô hấp, tìm gặp bác sĩ về BPTNMT càng sớm càng tốt

- Bác sĩ sẽ khám cho bạn, hỏi về tình trạng hô hấp và sức khỏe của bạn.

- Họ sẽ   về nhà ở và nơi làm việc của bạn

- BPTNMT được chẩn đoán xác định bằng một xét nghiệm hô hấp đơn giản gọi là hô hấp ký (H).

- Xét nghiệm này dễ làm và không đau. Bạn chỉ cần thổi mạnh vào một ống đo gắn liền với máy hô hấp kế.

- Bác sĩ sẽ nói cho bạn biết BPTNMT của bạn đã nặng tới đâu.

4. Điều trị BPTNMT như thế nào ? Có chữa được không ?

- Bác sĩ không thể chữa lành được BPTNMT vì các tổn thương thường không thể hồi phục được (đường dẫn khí đã bị hóa xơ, chít hẹp, vách phế nang đã bị tiêu hủy…)

- Nhưng bác sĩ có thể làm giảm triệu chứng và làm chậm quá trình gây tổn hại ở phổi bệnh nhân.

- Nếu tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn sẽ bớt khó thở hơn, bạn sẽ ít ho hơn, bạn sẽ khỏe mạnh hơn và phấn khởi hơn.

5. Bạn và gia đình có thể làm gì với BPTNMT ?

Có 6 việc nên làm

1. Ngưng hút thuốc

2. Đến bác sĩ ít nhất một năm hai lần

3. Đến bệnh viện hoặc bác sĩ ngay khi bạn thấy khó thở hơn.

4. Đến giữ không khí trong nhà thật sạch.

5. Giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

6. Ráng sống tích cực tối đa. Làm cho cuộc sống càng dễ chịu càng tốt.

Chúng tôi sẽ nói kỹ từng việc một:

1.Việc thứ nhất là ngưng hút thuốc:

Đây là việc quan trọng nhất bạn có thể làm chậm lại quá trình tổn hại của phổi bạn.

Bạn có thể cai thuốc được

Ấn định ngày cai thuốc, thông báo với gia đình và bạn bè rằng bạn đang cố gắng cai thuốc lá. Không để thuốc lá trong nhà. Dẹp bỏ hộp quẹt, gạt tàn. Tránh xa những người hay những nơi làm cho bạn thèm hút thuốc, ví dụ quán cà phê.

Hãy giữ cho mình bận rộn. Giữ cho đôi tay bận rộn. Ráng cầm một cây viết thay cho điếu thuốc.

Khi thèm quá nặng, hãy nhai kẹo cao su hay một cái tăm. Ngậm mứt gừng cũng là một cách tốt.

Ăn vặt với trái cây hay rau quả. Uống nhiều nước

Hãy nghĩ rằng chỉ cai thuốc lá 1 ngày thôi

Nếu bạn hút thuốc trở lại, đừng đầu hàng ! Hãy cố cai thuốc lần nữa.

Nhiều người phải cai nhiều lần mới có thể bỏ hẳn được

Ở nước ngoài đã có những loại thuốc uống, kẽo cao su hoặc những miếng thuốc dán lên da để giúp bạn cai thuốc.

2. Điều thứ hai là hãy đi bác sĩ

Nên đi kiểm tra ít nhất một năm hai lần dù cho bạn thấy khỏe

Hãy yêu cầu bác sĩ cho bạn làm hô hấp ký

Hãy hỏi về việc chích ngừa cúm hàng năm

Đem theo thuốc và danh sách thuốc bạn đang dùng mỗi lần đi tái khám

Hãy nói cho bác sĩ biết thuốc lá có tác dụng như thế nào đối với bạn

Yêu cầu bác sĩ viết ra tên thuốc dùng bao nhiêu và lúc nào

Sau khi được bác sĩ kiểm tra, để danh sách thuốc ở mọi nơi mà mọi người trong nhà đều có thể nhìn thấy được

Có nhiều dạng thuốc hít, thuốc viên hay xịt

Nếu bác sĩ cho bạn thuốc như: thuốc hít, bạn phải đọc cách dùng bình thuốc hít cho đúng cách.

Cách dùng bình thuốc hít (H)

. Mở nắp bình hít ra

. Lắc bình thuốc

. Đứng hoặc ngồi thẳng lưng. Thở ra – đây là động tác quan trọng nhất

. Ngậm bình thuốc vào miệng. Khi bạn bắt đầu hút vào thì nhấn bình thuốc xuống và tiếp tục hút vào chậm rãi. Nhớ là phải hút vào chậm rãi.

. Nín thở 10 giây. Thở ra

. Lặp lại nếu bác sĩ chỉ định.

3. Điểm thứ ba là đến bệnh viện hay bác sĩ ngay nếu bạn thở khó hơn

- Ngay bây giờ đã phải chuẩn bị sẵn. Để tất cả những thứ cần thiết vào một chỗ nhất định để bạn có thể hành động ngay được. Những thứ cần thiết bao gồm:

. Số điện thoại của bác sĩ, của bệnh viện và của những người có thể chở bạn đến đó được.

. Cách đi đến bệnh viện hay phòng mạch bác sĩ, nên dùng các phương tiện nhanh

. Danh sách thuốc bạn đang dùng

. Tiền bạc

- Đi cấp cứu ngay nếu bạn có một trong những dấu hiệu nguy hiểm sau đây:

. Nói không nổi

. Đi không nổi

. Môi hay móng tay tím tái

. Nhịp tim hay mạch rất nhanh hoặc không đều

. Thuốc không giúp bạn lâu hay không giúp được gì cả. Thở vẫn nhanh và khó.

4. Điều thứ 4 là giữ không khí trong nhà thật sạch

- Không để trong nhà có khói, hơi hay các mùi nồng gắt

- Nếu phải sơn hay xịt thuốc diệt muỗi thì nên làm việc đó khi bạn không có nhà.

- Nấu nướng ở gần cửa hay cửa sổ để mở cho khói và các mùi nồng gắt bay ra ngoài dễ dàng

- Đừng nấu nướng gần chỗ ngủ hay nơi bạn có mặt thường xuyên

- Nếu bạn đốt củi hay dầu hỏa nên để cửa mở để tránh hơi khói

- Mở lớn cửa hay cửa sổ khi trong nhà có khói hay có mùi nồng gắt

- Đóng cửa sổ và ở trong nhà khi bên ngoài bị ô nhiễm không khí do khói hoặc bụi.

5. Điều thứ 5 là giữ thân thể khỏe mạnh

- Các bài tập thở có thể giúp bạn mỗi khi bạn khó thở. Bạn có thể làm cho các cơ hô hấp của bạn mạnh lên. Yêu cầu bác sĩ cho bạn các bài tập thể dục tốt cho bạn nhất.

- Nên đi bộ và tập thể dục đều đặn. Đi bộ 20 phút là cách khởi đầu tốt nhất. Khi bạn bắt đầu tập hãy đi chậm rãi. Khi cảm thấy hụt hơi, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.

Hãy chọn nơi bạn đi bộ hay tập thể dục mà bạn thích. Chọn bài tập thể dục bào mà bạn thích. Hãy hỏi bác sĩ về chế độ luyện tập thích hợp với bạn.

- Bạn nên ăn thức ăn bổ dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, trái cây và rau củ. Khi ăn nếu thấy hụt hơi nên ăn chậm lại, khi ăn bớt nói chuyện. Sau khi ăn nên nghỉ ngơi.

Nếu bạn dễ no, nên ăn nhiều bữa nhỏ

Nếu bạn gầy quá, hãy ăn thêm thức ăn, thức uống để lên cân và được khỏe mạnh.

6. Điều thứ 6:

Nếu bạn bị BPTNMT nặng, ráng sống tích cực tối đa

Làm cho cuộc sống ở nhà càng dễ dàng càng tốt

Làm mọi chuyện chậm rãi. Khi làm việc nên ngồi xuống: tắm rửa, xịt thuốc…

Trong nhà hãy sắp xếp các vật dụng sao cho dễ lấy. Dùng gậy hay kẹp dài để lấy các đồ vật ở xa.

Tìm những cách đơn giản để nấu nướng, làm vệ sinh hay các việc vặt khác

Dùng một cái bàn có bánh xe đẩy để di chuyển các đồ vật trong nhà

Mặc quần áo rộng rãi cho dễ thở. Chọn quần áo giày dép sao cho dễ mặc, dễ mang.

Nhờ người chuyển đồ đạc xuống dưới để bạn khỏi phải lên lầu thường xuyên.

Chọn một chỗ ngồi để bạn có thể nghỉ ngơi thoải mái và mọi người có thể đến thăm được.

Nếu muốn đi thăm viếng, đi ra ngoài thì nên chọn thời điểm khỏe nhất trong ngày.

Nhiều người thấy khỏe nhất là sau khi dùng thuốc

Nên tính toán khi ra ngoài để kịp về nhà trước khi phải dùng liều thuốc kế tiếp

Đừng đi mua sắm ở những thời điểm đông người trong ngày

Chọn những nơi không có nhiều cầu thang

Mang theo số điện thoại của bác sĩ và của những người có thể giúp bạn

Đem theo thuốc nếu cảm thấy không khỏe

Nếu bạn cảm thấy không khỏe trong người, hãy ở nhà

Nếu bạn muốn đi xa hoặc đi lâu hơn một ngày hãy hỏi bác sĩ xem bạn cần phải đem theo những thứ gì

Nên biết địa chỉ những cơ sở y tế có thể giúp bạn ở nơi sắp đến.

Tóm lại

BPTNMT là một căn bệnh mãn tính mà nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốc lá. Bệnh làm giảm rất nhiều khả năng hô hấp của bệnh nhân làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, làm việc. Khi đã mắc thì khó thể chữa lành nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp làm giảm triệu chứng khó thở, ho và làm chậm quá trình tồn tại ở phổi, giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh và dễ chịu hơn.

 BS. Lê Thị Tuyết Lan


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com