Thứ 6, 22/11/2024 | 20:41

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

 

Làm thế nào khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp

Trẻ bị ho và có đờm đặc, khò khè. Với các triệu chứng kể trên, có thể bé đã bị nhiễm trùng đường hô hấp.

02/03/2012

Trẻ bị ho và có đờm đặc, khò khè. Với các triệu chứng kể trên, có thể bé đã bị nhiễm trùng đường hô hấp. Thường gặp nhất là: viêm phế quản, viêm phế quản - phổi. Các cháu nhỏ không thể tự khạc đờm, nếu tình trạng làm tăng tiết đờm kéo dài không được điều trị kịp thời, có thể diễn biến sẽ nặng hơn. Do đó nên đưa cháu đến bệnh viện có chuyên khoa để được điều trị kịp thời tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.

Viêm phế quản và viêm phế quản phổi là hai dạng nhiễm trùng hô hấp hay gặp ở trẻ < 3 tuổi, nhất là ở trẻ < 12 tháng. Bệnh hay xảy ra vào lúc giao mùa (tháng 4-5 và tháng 9-10). Trẻ dễ bị nhiễm trùng hô hấp khi có các yếu tố sau đây:

- Môi trường đông đúc, vệ sinh kém.

- Cha mẹ hút thuốc lá.

- Nhà có khói, bụi.

- Thời tiết lạnh.

- Săn sóc trẻ chưa đúng mức.

- Bệnh có thể do: siêu vi, vi trùng, hay do các yếu tố khác (hít sặc, dị vật đường thở, tình trạng dị ứng …)

Các triệu chứng thường gặp của viêm phế quản và viêm phế quản phổi: lúc đầu trẻ có sốt (có thể kèm lạnh run), ho, sổ mũi, quấy khóc, ói, biếng ăn, tiêu chảy, đau bụng, …Sau đó, nếu không được điều trị đúng mức, các triệu chứng trên sẽ nặng dần. Lúc đầu ho khan, sau đó chuyển sang ho có đàm. Có thể trẻ không ho mà chỉ thở nhanh và tím tái.

Việc điều trị cần lưu ý các điều sau:

1. Điều trị thuốc thích hợp và đủ liều tùy nguyên nhân và độ nặng của bệnh.

2. Loại trừ các yếu tố nguy cơ như:

- Khi thời tiết lạnh nên giữ ấm cho trẻ.

- Cha mẹ không nên hút thuốc lá.

- Nhà nên sạch bụi, không có khói.

- Giử môi trường thông thoáng

3. Vệ sinh đường hô hấp (dùng khăn sạch lau mũi …) và dinh dưỡng trẻ thích hợp. Trong lúc trẻ đang bệnh thường khó ăn và dễ bị ói, gia đính nên cho thức ăn nhẹ, dễ tiêu và chia làm nhiều bữa trong ngày, nhưng vẫn phải đảm bảo năng lượng đủ. Trẻ bị bệnh kéo dài dễ  gây suy dinh dưỡng. Trẻ dễ ói nên cho ăn cẩn thận vì có thể bị sặc gây viêm phổi hít và làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn điều trị, không nên tự ý cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bs.Thuocbietduoc


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com