Thứ 6, 22/11/2024 | 14:06

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

 

Lao kháng thuốc diễn biến khó lường

Lao kháng thuốc mức độ nguy hiểm tăng gấp chục lần

28/03/2012

PGS. TS Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư cho biết, bệnh lao kháng thuốc đang lan rộng đặc biệt là lao đa kháng thuốc. Theo thống kê, hiện có 100.000 bệnh nhân đang trở thành nguồn lây nhiễm cho cộng đồng.

Lao ngoài cộng đồng đang trở thành nỗi lo khi việc phòng ngừa rất khó kiểm soát. Đáng ngại là tỷ lệ lao phổi đang gia tăng ở nhóm tuổi trẻ và ngày càng có xu hướng trẻ hóa, từ 15-24 tuổi. Giải thích nguyên nhân này, theo TS Sỹ, một phần do tác động của xã hội, một phần do liên quan lối sống hoặc nhiễm HIV của một bộ phận thanh thiếu niên. Theo nghiên cứu từ chương trình phòng chống lao quốc gia, tỷ lệ nhiễm lao cao ở các tỉnh phía Nam. Đáng chú ý tỷ lệ người mắc bệnh cùng lúc giữa lao và HIV cũng tăng ở khu vực này, nhất là tại TPHCM. Hiện nay, ở Việt Nam ước tính mỗi năm có thêm khoảng 180.000 người mắc bệnh lao, trong số đó có hơn 5% bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV.

 

Thống kê của ngành y tế cho thấy cứ ba người mắc bệnh lao ở Việt Nam thì một bị kháng thuốc và chi phí điều trị cho trường hợp này cao hơn hàng chục lần so với bệnh nhân lao thông thường. Trong khi bệnh nhân lao tại các khu vực đặc biệt như trại giam, tỷ lệ mắc cao gấp 5-6 lần, khiến cho lao phổi đa kháng thuốc chưa được kiểm soát. Mỗi năm có thêm gần 6.000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc. Trong khi tỷ lệ điều trị thành công ở những bệnh nhân này chỉ 70%.

Với hơn 20.000 người chết do lao, Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và là quốc gia xếp thứ 14 trong 27 nước có số bệnh nhân lao kháng đa thuốc cao.

Theo số liệu của Chương trình Phòng chống lao quốc gia, người mắc bệnh lao ở Việt Nam chủ yếu ở độ tuổi lao động, từ 15 đến 34 tuổi, vì vậy bệnh lao không chỉ gây tổn thất cho sức khỏe con người mà còn tác động đến sự phát triển bền vững kinh tế và xã hội. Cùng với sự phát triển dân số, sự lan tràn đại dịch HIV, ô nhiễm môi trường, sự phân hóa giàu nghèo, thiên tai khiến bệnh lao gia tăng trở lại, kèm theo các thể bệnh lao nguy hiểm như lao kháng đa thuốc, lao siêu kháng thuốc.

Mắc lao kháng thuốc, mức độ nguy hiểm còn tăng gấp nhiều lần so với mắc lao thường. Bệnh nguy hiểm ở chỗ vi khuẩn không chỉ kháng một mà nhiều loại thuốc chống lao, khiến nguy cơ tử vong cao. Chi phí thuốc men đắt đỏ, thời gian chữa trị kéo dài, các chương trình hỗ trợ miễn phí của Nhà nước khó có thể lo cho bệnh nhân lao kháng thuốc… càng khiến cho cuộc sống của bệnh nhân khó khăn gấp bội.

Các bác sĩ khuyến cáo để hạn chế vi khuẩn lao kháng thuốc, người bệnh phải tuyệt đối chấp hành chỉ định điều trị của bác sỹ chuyên khoa và điều trị đến nơi đến chốn, điều trị đúng phác đồ.TS. Đinh Ngọc Sỹ cho hay, đến nay ngành y tế mới phát hiện được gần 60% số bệnh nhân lao mới. Mục tiêu đề ra của Chương trình chống lao quốc gia là đến năm 2015 giảm 50% số người mắc lao so với năm 2000.

 (Tiền Phong)


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com