Lao màng não dễ nhầm với viêm màng não
Lao màng não là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nhưng ít người biết đến và thường nhầm lẫn là viêm màng não.
Tại Bệnh viện 103 đang điều trị cho bệnh nhân bị lao màng não. Trước đó, bệnh nhân từng được điều trị thần kinh, động kinh nhưng khi chọc não tủy thì phát hiện hội chứng màng não dương tính.
Nhận biết triệu chứng
Bệnh nhân Lê Đình Anh (23 tuổi, trú tại Quảng Xương, Thanh Hóa) 3 tháng đều có triệu chứng sốt cao, đau đầu, rối loạn tâm thần. Người nhà nghĩ bệnh nhân có vấn đề thần kinh nên đã cho thăm khám tại cơ sở chuyên khoa thần kinh. Nhưng 1 tháng sau vẫn không thuyên giảm. Sau đó bệnh nhân nhập Bệnh viện 103 thì các bác sĩ cho chọc não tủy, xét nghiệm lao mới phát hiện ra bị lao màng não.
PGS.TS Trịnh Thị Xuân Hòa, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện 103 cho biết, lao màng não khởi đầu có biểu hiện khá mơ hồ và trùng lặp với các bệnh viêm màng não khác hoặc các bệnh lý nhiễm khuẩn thông thường. Triệu chứng chủ yếu là sốt nhẹ, có khi sốt cao vào lúc chiều tối, sau đó nhức đầu tăng dần và có thể có ói vọt. Khi diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân rối loạn tri giác như lơ mơ, hôn mê và co giật. Tuy nhiên, lao màng não là nguyên nhân từ nhiễm lao và cách điều trị cũng phải xuất phát từ phòng và điều trị lao.
Tỷ lệ tử vong lên đến 80%
ThS.BS Đào Bích Vân, Trưởng khoa Thăm dò - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phổi T.Ư chia sẻ, trong các bệnh về lao thì bệnh lao phổi là phổ biến nhất chiếm 80 - 85% và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Dù chỉ chiếm 5% tổng số các ca lao, nhưng lao màng não là thể lao ngoài phổi có tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao và thường để lại di chứng nặng: nếu nhập viện muộn, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lên đến 70-80%. Những người còn sống có thể gặp những biến chứng nặng như sống thực vật, động kinh, mù mắt, liệt nửa người hoặc 2 chi dưới, thiểu năng trí tuệ. Lao màng não xuất hiện khi vi khuẩn lao đi theo đường máu đến tấn công não và màng não. Căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em, bệnh tập trung ở lứa tuổi 1-5. Ở người lớn, lao màng não thường gặp ở lứa tuổi 20-50, nam bị nhiều hơn nữ.
Chính vì thế, để phòng bệnh thì cần phòng bệnh lao. Nếu có triệu chứng ho kéo dài từ 2 tuần trở lên phải đi khám phổi. Nếu bị phát hiện lao phổi, phải nghỉ ngơi tại nhà và hạn chế tiếp xúc với người thân ít nhất 2 tuần sau điều trị, mỗi khi ho phải che miệng, phải đeo khẩu trang y tế. Uống thuốc đúng và đầy đủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Theo afamily.vn
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.