Lao màng phổi: Bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lao ngoài phổi
Cũng nằm trong lồng ngực, là một phần cấu tạo của phổi nhưng lao màng phổi được xếp vào lao ngoài phổi.
Lao màng phổi đứng hàng đầu trong các bệnh lao ngoài phổi và thường thứ phát sau lao phổi hoặc phối hợp với lao phổi, gây nên bệnh cảnh lao phổi màng phổi. Đặc biệt hơn nữa có thể mắc đồng thời với lao màng bụng, lao màng tim gọi là lao đa màng. Bệnh lao này gặp ở tuổi trẻ nhiều hơn các lứa tuổi khác.
Lao màng phổi có thể khởi phát với các triệu chứng cấp tính như: đau ngực nhiều, sốt cao 39o-40o, ho khan và khó thở. Bệnh cũng có thể xuất hiện từ từ với các dấu hiệu: sốt nhẹ về chiều, đau ngực ít hơn, ho khan và khó thở tăng dần.
còn phải phân tích các thay đổi về tế bào và sinh hóa. Hơn nữa có thể sinh thiết màng phổi qua thành ngực hoặc nội soi màng phổi để vừa quan sát rõ vừa sinh thiết chính xác được tổn thương. Các xét nghiệm kinh điển khác như phản ứng Mantoux, kháng thể kháng lao nói lên có sự hiện diện của vi khuẩn lao trong cơ thể hoặc tăng lympho trong công thức máu và tăng tốc độ lắng máu cũng góp phần cho chẩn đoán xác định.
Dịch màng phổi trong lao màng phổi thường có màu vàng chanh, màu đỏ (máu) hoặc màu trắng đục như sữa (dưỡng chấp) nên có thể nhầm lẫn với các bệnh: ung thư màng phổi nguyên phát hoặc thứ phát sau ung thư phổi hoặc ung thư ở các cơ quan khác di căn đến, bệnh u lympho, viêm màng phổi do siêu vi khuẩn, tràn dịch dưỡng chấp màng phổi do giun chỉ... Có thể còn nhầm lẫn cả với những trường hợp dịch thấm màng phổi do suy tim, thận nhiễm mỡ, xơ gan... Chính vậy mà việc chẩn đoán lao màng phổi cần rất thận trọng.
Để điều trị khỏi bệnh lao phổi, việc dùng thuốc chống lao theo đường toàn thân đúng nguyên tắc là trên hết. Hãy cẩn thận với những trường hợp được dùng thuốc chống lao rồi mà vài tháng sau dịch vẫn còn: có thể nguyên nhân không phải là lao. Ngược lại có trường hợp đúng là bệnh lao nhưng cứ có dịch dai dẳng. Lao màng phổi thường dẫn đến dày dính màng phổi làm cho người bệnh đau nhiều hơn và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Để hạn chế dày dính màng phổi, ngoài cần phải chọc hút dịch tích cực cho đến hết để tránh lắng đọng fibrin còn phải tăng cường hô hấp để giúp cho màng phổi không dính và hồi phục bằng cách luyện thở: thở sâu, thở bụng, thở ra chủ động... và thổi bóng. Cần lưu ý khi chọc hút dịch màng phổi phải bảo đảm thật sự vô trùng và dẫn lưu kín để tránh tràn khí và nhiễm khuẩn thứ phát trở thành viêm mủ màng phổi, mà hậu quả dẫn đến ổ cặn màng phổi thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và phải nhờ sự can thiệp của ngoại khoa.
BS. Tâm Trang : Benhphoi.com
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.