Mẹ bị cúm, bé có tránh được bệnh?
Thời tiết chuyển mùa, ngày lạnh, cũng là lúc bệnh cúm hoành. Khi mẹ và những người quanh bé bị cúm, điều người mẹ quan tâm nhất là làm thế nào để bé không bị lây?
Cúm là gì?
Bệnh cúm là do vi-rút và thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa đông.
Hãy nhớ, bệnh cúm là một vi-rút. Do đó, không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Làm thế nào bạn có thể cho biết liệu trẻ hay chính bạn bị cúm? Cúm có 2 hình thức chính:
1. Sốt và một trong 2 triệu chứng như đau họng và đau đầu - một số bệnh cúm đơn giản hơn và chỉ gây ra vài triệu chứng này.
2. Cúm đa triệu chứng – đây là một trong những dạng cúm khó chịu nhất. Nó có thể bao gồm nhiều hoặc tất cả các triệu chứng sau:
Sốt cao, ớn lạnh
Đau họng
Nhức đầu
Buồn nôn
Ói mửa
Tiêu chảy
Đau bụng
Đau nhức cơ thể và cơ bắp
Nghẹt mũi
Chảy nước mũi xanh hoặc trong
Ho khan hoặc tiết đờm
Mắt đỏ, kích thích
Có cần khám bác sĩ?
Hầu hết các trẻ em bị cúm không cần phải đi khám bác sĩ. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bố mẹ xác định có cần phải đưa con đi khám không:
- Sốt hơn 3 ngày thì dù có là bệnh cúm thì cũng cần đưa trẻ đi khám.
- Mất nước từ trung bình đến nghiêm trọng (mắt trũng, ít tiểu, thóp trũng xuống, khóc không nước mắt, miệng, lưỡi khô, ngủ lịm, khóc, quấy…).
- Có cảm giác nóng ruột rằng bé bị bệnh không bình thường.
- Ho nặng tiếng với những cơn đau ngực, hơi thở ngắn. Đây có thể là dấu hiệu viêm phổi.
Ho nặng với những cơn đau ngực và khó thở. Điều này có thể có nghĩa là viêm phổi được thiết lập.
Tăng cường miễn dịch mùa đông
Để giúp trẻ phòng lây bệnh, cần tăng cường hệ miễn dịch và hướng dẫn trẻ cách giữ gìn khi ở trường bằng cách bổ sung các vi chất sau:
- Vitamin C: đây là vitamin đơn giản này giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn rất hữu hiệu. Trẻ nhỏ đến 6 tuổi nên uống 250mg mỗi ngày. Trẻ lớn có thể uống với liều lượng 500mg/ngày. Có thể dùng dạng bột, nhay hoặc viên nang.
- Bổ sung trái cây và rau quả hằng ngày.
- Kẽm: đây là một cách an toàn và hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch. Trẻ nhỏ đến 6 tuổi cần uống 10-20mg/ngày. Trẻ lớn hơn có thể uống 20-40mg/ngày.
- Probiotics: Đây là vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, sống trong hệ ruột và hỗ trợ hệ miễn dịch. 2 nhóm khuẩn tốt nhất của dòng này là lactobacillus và bifidobacteria. Chúng được điều chế dưới dạng chất lỏng, bột, viên nang.
- Tránh làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Viet Bao (Theo Dân Trí)
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.