Thứ 6, 22/11/2024 | 04:20

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

 

Mỗi năm có hơn 30.000 người chết vì bệnh lao

CATP. Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam hiện xếp thứ 12/22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới, xếp thứ 14/27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao trên toàn cầu.

16/04/2013

BỆNH LAO - NGUYÊN NHÂN GÂY TỬ VONG HÀNG ĐẦU

Bệnh lao là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu trên thế giới và là nguyên nhân cao nhất gây tử vong ở những người nhiễm HIV. Mỗi năm, Việt Nam có thêm gần 200.000 người mắc bệnh lao và trên 30.000 người chết do bệnh lao. Bệnh lao là nguyên nhân hàng đầu làm trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ. Hàng năm, có 2,5 triệu phụ nữ (tuổi từ 15 - 44) mắc lao. Bệnh lao cũng chính là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở phụ nữ (khoảng một triệu phụ nữ chết mỗi năm do lao, chiếm tỷ lệ 9%), hơn tất cả tử vong do thai sản, chiến tranh, HIV... Mặc dù có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống nhưng bệnh nhân lao tại cộng đồng vẫn chưa được phát hiện kịp thời và đầy đủ.

Theo PGS.TS Đinh Ngọc Sĩ - Giám đốc Bệnh viện phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia thì thách thức hiện nay đối với chương trình là tình trạng đồng nhiễm lao/HIV và lao đa kháng thuốc ngày càng cao tại Việt Nam. “Cán bộ làm công tác chống lao đang “già đi” không có người thay thế, trong khi bệnh lao lại đang “trẻ” lại”. Sau cải tổ hệ thống y tế tuyến huyện, gần 50% cán bộ làm công tác chống lao là mới, chưa được đào tạo. Bên cạnh đó, không quản lý được thuốc chống lao trôi nổi trên thị trường. Người dân vẫn có thói quen tự chữa bệnh mà không cần đến sự hướng dẫn của thầy thuốc. Thực tế vẫn còn một lượng lớn (37%) bệnh nhân lao tìm kiếm dịch vụ khám ban đầu tại các cơ sở y tế tư nhân và các bệnh viện ngoài hệ thống chống lao cũng là một cản trở lớn đối với việc quản lý, điều trị bệnh lao của chương trình. Công tác chống lao càng trở nên khó khăn hơn tại các vùng sâu vùng xa, trong nhóm người nghèo, nhóm đối tượng phạm nhân tại các trại giam, nhóm nhiễm HIV.

Theo nhận định của nhiều cán bộ y tế, hiện có nhiều rào cản khiến người bệnh khó hoàn thành tốt việc khám chữa bệnh. Nó có thể đến từ phía người bệnh, từ gia đình, cộng đồng, từ các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế và có cả những thách thức mang tính hệ thống, liên quan đến chính sách tài chính, y tế, xã hội.

\"\"
“VÌ MỘT THẾ GIỚI KHÔNG CÒN BỆNH LAO”

Đây là năm thứ hai của chiến dịch “Vì một thế giới không còn bệnh lao”, Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục gửi đi thông điệp: “Chúng ta hãy cùng nhau hành động để trẻ em sinh ra trong thế kỷ này được chứng kiến một thế giới không có người mắc và không có người chết vì bệnh lao”. Từ năm 2009, chương trình chống lao TPHCM đã triển khai hoạt động phối hợp Y tế công - tư trong hoạt động chống lao trên địa bàn. Hiện, chương trình đã triển khai hoạt động phối hợp y tế trong phòng chống lao cho các bệnh viện từ tuyến trung ương - thành phố - quận đến bệnh viện ngành công an (Bệnh viện 30-4) và quân đội (Bệnh viện 175). Hằng năm, chương trình chống lao thành phố ghi nhận sự đóng góp từ các đơn vị y tế tăng thêm 1/6 số người được thử đàm phát hiện lao (12.672/68.506) cũng như phát hiện thêm 19% nguồn lây (1.717/8.684) qua hoạt động hợp tác y tế trong chú trọng phát hiện và quản lý bệnh lao. Theo thạc sĩ - bác sĩ Phan Thanh Liêm - Phó phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch: “Giai đoạn 2013 - 2016, các đơn vị y tế công và tư hợp tác với chương trình chống lao từ bệnh viện trung ương - thành phố - quận và phòng khám - nhà thuốc cùng tham gia bốn mô hình trong hoạt động giới thiệu chuyển; xét nghiệm phát hiện; chẩn đoán và điều trị lao. Qua đó giúp tăng số ca lao được phát hiện ở tuyến quận, huyện thông qua mở rộng mô hình giới thiệu người nghi lao từ các cơ sở y tế tư nhân đến mạng lưới chống lao; tăng số ca lao được báo cáo từ các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa thông qua mở rộng mô hình chuẩn hóa xét nghiệm phát hiện bệnh lao và chuyển sau chẩn đoán lao về điều trị tại cộng đồng”. Ngày 19-3, Sở Y tế thành phố cũng đã triển khai thông tư 02/2013/TT-BYT quy định về việc phối hợp giữa các sơ sở y tế trong quản lý bệnh lao.

Mục tiêu quốc gia đến năm 2015 là giảm 50% số bệnh nhân mắc lao so với ước tính năm 2000, khống chế tỷ lệ bệnh nhân lao đa kháng thuốc bằng mức năm 2010.

 

CATP 


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com