Một nửa số người nhiễm lao không được phát hiện
Bất cứ người Việt Nam nào cũng có nguy cơ nhiễm lao ở mọi lúc, mọi nơi bởi có đến 50% số người mang vi trùng này không được phát hiện để kiểm soát.
Vi trùng lao dễ dàng bị phát tán ra môi trường.
Tiến sĩ Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp thứ 12 trong 22 nước đang có nhiều bệnh nhân lao. Mỗi năm, Việt Nam có gần 300.000 người chết vì bệnh này và 180.000 người nhiễm lao mới. Điều đáng sợ là một nửa số người nhiễm lao trong cộng đồng chưa được phát hiện. Theo ông Sỹ, điều này đồng nghĩa với việc bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm lao ở mọi lúc, mọi nơi.
Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2010, cả nước phát hiện thêm 75.000 người nhiễm lao, hơn một nửa là lao phổi. Trong số bệnh nhân lao năm 2009, có đến 17% dương tính với HIV.
Trong khi người Việt Nam nhiễm lao rất dễ dàng thì việc điều trị lại vô cùng khó khăn bởi tình trạng vi trùng lao kháng với nhiều loại thuốc. Ông Đoàn Văn Hiển, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết cứ 10 bệnh nhân lao thì một kháng với tất cả các thuốc cấp miễn phí (thuốc nằm trong Chương trình chống Lao quốc gia), chủ yếu do không tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Hậu quả là thay vì chỉ điều trị 8 tháng, họ sẽ phải kéo dài thời gian này lên 18 tháng. Họ cũng phải tự bỏ tiền túi mua các loại thuốc đắt tiền hơn. Chi phí này thực sự là một gánh nặng với phần lớn gia đình bệnh nhân.
Một khó khăn nữa là số bác sĩ chuyên trách chữa lao hiện rất thiếu, chủ yếu là bác sĩ kiêm nhiệm. Gần 50% số cán bộ làm công tác chống lao tuyến huyện vẫn là người mới và chưa được đào tạo. Theo bác sĩ Phạm Thanh Bình, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bến Tre, địa điểm điều trị cũng là vấn đề bởi nhiều tổ chống lao của huyện không có chỗ tiếp bệnh nhân, chỉ là những mái liếp che kín gió.
Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có gần 2 triệu người chết vì bệnh lao, trong đó có khoảng 400.000 phụ nữ, đa số là những bà mẹ trẻ.
Theo: Báo Đất Việt
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.