Thứ 6, 22/11/2024 | 07:42

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

 

Một số bệnh dễ mắc trong mùa hè

Nóng bức là điểu kiện lý tưởng để các loại bệnh bùng phát, để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn hãy chú ý phòng tránh những bệnh sau nhé!

22/06/2012

Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong mùa hè

Say nắng

Khi nhiệt độ lên đến 38 – 39oC, hiện tượng thường hay gặp nhất là say nắng ở cả người lớn và trẻ em, do cơ thể mất nước nhiều vì tiết mồ hôi, rối loạn nghiêm trọng về điều hoà thân nhiệt khi bị ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào người. Ở người lớn thường có sốt, chóng mặt, dễ dẫn đến ngất xỉu. Đối với trẻ em, triệu chứng thường gặp là quấy khóc, lờ đờ, biếng ăn, nóng toàn thân, đôi khi co giật, thân nhiệt lên đến 40 - 42oC.

Với người bị say nắng, phải nhanh chóng đưa vào chỗ râm mát, cởi bớt quần áo cho thoáng, quạt và lau mát cho nạn nhân. Cho uống nhiều nước, nếu có thể hãy chườm hoặc tắm nước mát. Trẻ em nếu có co giật hãy nhanh chóng hạ sốt và đưa đến bệnh viện ngay.

Say nắng mà không biết cách xử trí có thể dẫn đến tử vong

Cách xử trí ban đầu: Thường xuyên làm ẩm đường hô hấp bằng nước muối sinh lý dạng nhỏ vào mũi hay chai xịt. Nếu trẻ viêm đường hô hấp trên, không nên dùng kháng sinh tuỳ tiện mà phải theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ ho nhiều, kèm sốt hoặc khó thở, biếng ăn, nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Viêm phế quản, viêm mũi họng

Khi thời tiết quá nóng, các gia đình thường mở quạt lớn, dẫn đến khô vùng hầu họng, làm các chất nhầy bảo vệ đường hô hấp bị khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập gây bệnh.

Đối với trẻ em, bệnh viêm phế quản có triệu chứng thường gặp là ho. Lúc đầu trẻ bị ho khan, ho từng cơn và thường ho vào ban đêm, sau đó có sốt nhẹ, trẻ lớn có thể thấy đau ngực. Bệnh viêm phế quản cấp là bệnh nhẹ nhưng hay mắc phải, đa số bệnh khỏi sau một tuần bệnh có thể tái phát và có biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa. Trẻ bị viêm phế quản cấp vẫn phải bú mẹ, nếu trẻ không tự bú được thì phải vắt sữa ra bình, cốc hoặc cho trẻ ăn sữa ngoài nếu mẹ không có sữa.

Bên cạnh đó, việc bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn (tốt nhất cho uống oresol) là việc làm cần thiết. Để bảo đảm chế độ dinh dưỡng, các bà mẹ vẫn duy trì chế độ ăn có nhiều vitamin, muối khoáng, ăn nhiều hoa quả, ăn tăng cường nếu trẻ trong thời kỳ ăn dặm, cho trẻ nằm nơi thoáng mát... Trong khi trẻ bị viêm phế quản cấp, bố mẹ không hút thuốc lá trong nhà, tránh cho trẻ ra ngoài vì bụi và các ô nhiễm khác khiến bệnh sẽ nặng hơn, bên cạnh đó phải vệ sinh mũi hằng ngày cho trẻ nếu trẻ bị viêm đường hô hấp trên.

Ngoài ra ở giới nhân viên văn phòng, do ngồi lâu trong môi trường máy lạnh, khi ra ngoài nắng nóng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây viêm mũi họng, viêm xoang.

Viêm não do virut

Viêm não virut là một tình trạng viêm cấp tính ở não và tủy sống. Có nhiều loại virut gây ra những dấu hiệu và triệu chứng, nhưng khác nhau về mức độ nặng nhẹ và sự tiến triển. Nhiều người bị nhiễm mà không có triệu chứng. Ở thể trung bình, có sốt, đau đầu; trường hợp nặng có sốt cao, đau đầu, hôn mê và có thể liệt. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với người bệnh. Biện pháp điều trị chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng và chăm sóc tích cực.

Bên cạnh việc phòng bệnh bằng cách như mặc quần áo bảo hộ, dùng thuốc, hương xua muỗi, dùng lưới bảo vệ nhà cửa, màn và tránh các hoạt động ngoài trời vào buổi chiều để tránh bị muỗi đốt, việc thực hiện tốt các nguyên tắc vệ sinh ăn uống là cách dự phòng hữu hiệu viêm não do các virut đường ruột gây nên.

Tiêu chảy cấp

Nắng nóng là điều kiện rất tốt để vi trùng sinh sôi nảy nở trong thức ăn, nước uống, dẫn đến ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng tiêu hoá. Triệu chứng thường là đau bụng kèm buồn nôn, sau đó nôn ói nhiều lần, kế đến là tiêu chảy...

Với trẻ em, bệnh tiêu chảy được đánh giá là một loại bênh nguy hiểm vì nó chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ vì do cơ thể mất nước và điện giải, tiêu chảy cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ. Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hay bị tóe nước trên 3 lần/24 giờ là trẻ đã bị tiêu chảy. Vào mùa nắng nóng, trẻ thường bị tiêu chảy do vi khuẩn (như E.Coli) hoặc do virut.

Nếu bé bị tiêu chảy thì cầnđược bù nước và đưa đến bác sĩ kịp thời

Khi trẻ bị tiêu chảy, việc đầu tiên các bậc cha mẹ cần làm là cho con uống nước oresol, không nên bắt trẻ phải nhịn ăn, tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ đang trong thời kỳ bú. Khi trẻ khỏi nên cho trẻ ăn tăng bữa để trẻ lấy lại được sự cân bằng nhanh chóng. Không được uống bất cứ loại thuốc nào nếu như không được bác sĩ chỉ định.

Phòng bệnh tiêu chảy, nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu để trẻ hấp thu các kháng thể. Cung cấp cho trẻ các loại vitamin và các loại nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, acid folic... Và quan trọng hơn cả là khi chế biến thức ăn cho trẻ, các bậc cha mẹ phải chú ý tới việc chế biến, việc bảo quản thức ăn và nguồn nước phải được bảo đảm vệ sinh.

Bệnh Thủy đậu: (trái rạ)

Biểu hiện bằng những nốt phồng nước trên da, lan rộng toàn thân, ngứa ngáy. Khi trẻ mắc bệnh, nên cho trẻ nghỉ ngơi. Không nên chích vỡ các mụn phồng gây bội nhiễm. Có thể dùng dung dịch sát trùng như xanh méthylène chấm vào các mụn nước.

Phòng bệnh: Dùng thuỷ trị hoả Trong mùa nắng gay gắt thế này, người lớn cũng như trẻ em nên uống nước thật nhiều. Người lớn tránh đi bộ hay phơi mình quá lâu dưới nắng nóng. Các bậc cha mẹ không nên cho trẻ chơi, chạy nhảy ngoài nắng...

Dieuduong.com.vn


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com