Mùa đông, không khát vẫn cần uống nước
Các chuyên gia cho biết, chỉ cần mất 2% lượng nước trong cơ thể, trí nhớ sẽ hoạt động kém.
Nếu mất 4% nước, bạn sẽ choáng váng, hoa mắt, khả năng chịu đựng cơ thể giảm một phần ba.
Mùa đông cơ thể ít thoát nước ra bên ngoài qua việc đổ mồ hôi nên mọi người thường không có cảm giác khát và cần uống nước. Nhưng dù không đổ mồ hôi bạn cũng cần phải cung cấp nước cho cơ thể dưới bất kỳ hình thức nào để tránh các rối loạn do thiếu nước.
Các chuyên gia cho biết, chỉ cần mất 2% lượng nước trong cơ thể, trí nhớ sẽ hoạt động kém. Nếu mất 4% nước, bạn sẽ choáng váng, hoa mắt, khả năng chịu đựng của cơ thể giảm một phần ba.
Mất 5% nước, bạn sẽ cảm thấy khó tập trung, uể oải và thiếu kiên trì, có thể nhức đầu. Mất 6% nước, tim bạn bắt đầu đập mạnh, sự điều hòa thân nhiệt bắt đầu rối loạn, và nếu mất 7% nước bạn có thể ngã quỵ.
Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể nhất là trong mùa đông vì con người rất dễ mất một lượng nước lớn mà không hề ý thức được điều này.
Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày (không kể đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê…) ngay cả khi không cảm thấy khát. Có thể uống thêm nước hoa quả nếu bạn không thích nước lọc.
Bạn hãy để sẵn một chai nước trên bàn làm việc, nó sẽ nhắc nhở bạn phải uống nước thường xuyên.
Cần uống nước trong các bữa ăn (nước canh), trước và sau khi tập thể dục dù cảm thấy mình không hề đổ mồ hôi.
Tuy nhiên bạn cũng đừng cho rằng lượng nước trong thức ăn là đủ cho nhu cầu cơ thể. Bữa ăn mùa đông chúng ta thường ăn không đủ các thực phẩm chứa nhiều nước.
Vì thế vẫn cần cung cấp nước cho cơ thể thường xuyên dưới mọi hình thức để đảm bảo cơ thể bạn nhận được đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Suc khoe
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.