Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:06

Thư mời chào giá

HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT SỐ 41-NQ/TW

HỘI NGHỊ NHÂN NGÀY VỆ SINH TAY TOÀN CẦU 05/5 VÀ NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5

Về việc đính chính văn bản số 367/BV74TW-VTTBYT ký ngày 24/4/2024.

GIAO LƯU THỂ THAO GIỮA CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG VỚI CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

 

Nên khám, phát hiện người ho mạn tính như thế nào?

RYU P.H. TOFTS, GUSTA VO FERER, & EDUAR DO OLIVEIRA

15/07/2013
Ho mạn tính, ho kéo dài trên 8 tuần có thể có nhiều nguyên nhân. Các bác sĩ nên sử dụng một phương pháp chẩn đoán rõ ràng dựa vào các biểu hiện lâm sàng, điều trị thử cho các nguyên nhân phù hợp, những phát hiện mục tiêu đạt được và tham khảo ý kiến chuyên gia nếu thấy cần. Bắt đầu bằng điều tra tiền sử, thăm khám, và xa hơn là chụp X-quang ngực. Trong tiền sử hãy tìm sự phơi nhiễm với các yếu tố kích thích từ môi trường sống, làm việc, như khói thuốc, các chất dị ứng, bụi, hoặc các thuốc như thuốc ức chế enzyme biến đổi angiotensin (ACE) hoặc oxymetazoline (Afrin). Nếu có các yếu tố kích thích tiềm tàng tồn tại, nên tránh hoặc dừng ngay. Nếu ho cải thiện một phần hoặc hoàn toàn khi dừng phơi nhiễm với các yếu tố kích thích, điều này sẽ củng cố cho chẩn đoán viêm phế quản mạn cũng như trong trường hợp có sử dụng thuốc ức chế (ACE). Đặc điểm của ho ví dụ như xuất hiện đột ngột, mất đi nhanh, ho khan, có đờm, sẽ không giúp ích nhiều cho chẩn đoán, hoặc đặc hiệu. Nếu chụp X-quang ngực có bất thường, chẩn đoán sau đó được đòi hỏi theo chỉ dẫn của sự bất thường. Sự bất thường mà nguyên nhân ho có thể là ung thư phế quản, bệnh sarcoidosis và giãn phế quản. Nếu X-quang ngực bình thường thì nguyên nhân ho có thể là hội chứng ho do nguyên nhân đường hô hấp trên, hen, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm phế quản mạn hoặc viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan không hen thường gặp hơn.
* Nguyên nhân hay gặp của ho mạn tính
Nguyên nhân hay gặp nhất chiếm khoảng 95% các trường hợp đó là viêm phế quản mạn bởi các yếu tố kích thích từ môi trường, hội chứng ho do nguyên nhân đường hô hấp trên, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hen, viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan không hen, và giãn phế quản.
1. Viêm phế quản mạn
Như phần trên, bệnh nhân có tiền sử phơi nhiễm với yếu tố kích thích sẽ gợi ý đến chẩn đoán này.
2. Hội chứng ho do nguyên nhân đường hô hấp trên
Hội chứng ho do nguyên nhân đường hô hấp trên được biết đến như chảy nước mũi sau gây nên sự kích thích đường hô hấp trên mạn tính và tăng các thụ thể mẫn cảm thuốc. Nguồn gốc khác nhau của sự kích thích gồm bệnh viêm xoang, và bất cứ thể viêm mũi nào như dị ứng và không dị ứng, sau nhiễm trùng, kích thích từ môi trường gây nên, thuốc vận mạch và các thuốc khác. Bệnh nhân có biểu hiện chảy mũi sau, hoặc các vấn đề ở họng. Bác sĩ thăm khám bệnh nhân có thể thấy dịch nhầy ở họng, hoặc xuất hiện các hạt. Tuy nhiên những triệu chứng và dấu hiệu đó không đặc hiệu và có thể không có. Thử nghiệm điều trị là cần thiết, nhưng cần biết rằng đáp ứng của các bệnh viêm mũi với điều trị đặc hiệu là khác nhau:
+        Các viêm mũi dị ứng sẽ đáp ứng với các thuốc kháng histamine thế hệ mới như loratadine (Claritin), điều chỉnh các tế bào mast: cromolyn (Intal), và glucocorticoid nhỏ mũi như fluticasone (Flovent).
+        Các viêm mũi không dị ứng (do lạnh và viêm mũi không dị ứng kinh niên) sẽ đáp ứng với các thuốc kháng histamin thế hệ cũ như diphenhydramine (Benadryl) và các thuốc thông mũi. Nếu các thuốc đó không thể sử dụng, có thể lựa chọn glucocorticoid nhỏ hoặc ipratropium (Atrovent).
+        Viêm mũi vận mạch sẽ đáp ứng với thuốc nhỏ mũi ipratropium 0.3% trong 3 tuần và sau đó cần nhắc lại.
+        Viêm mũi sau nhiễm trùng ho bắt đầu như viêm phế quản nặng, sử dụng thuốc kháng histamin phối hợp với làm thông mũi.
Với lộ trình điều trị đầy đủ như vậy, triệu chứng ho sẽ được cải thiện sau 1 đến 2 tuần. Nếu triệu chứng viêm mũi vẫn tồn tại, nghĩ đến viêm mũi do vi khuẩn và cần phải chụp X-quang xoang mũi. Nếu hình ảnh chỉ ra niêm mạc dày (> 5 mm) hoặc có mức dịch- khí, nên điều trị thông mũi và kháng sinh trong 3 tuần.
3. Bênh dạ dày thực quản trào ngược (GERD)
GERD là nguyên nhân khác hay gặp của ho, và là nguyên nhân khó nhất để loại trừ. Tìm hiểu tiền sử trào ngược hoặc ợ chua và thời điểm ho, và điều trị thử theo kinh nghiệm. Một bệnh nhân đến với bệnh cảnh ho mạn tính và chụp X-quang ngực bình thường, không hút thuốc và không dùng thuốc ức chế ACE, nên bắt đầu điều trị trào ngược theo kinh nghiệm. Triệu chứng ho có thể vẫn tiếp tục 1-2 tháng trước khi bắt đầu cải thiện và thậm chí lâu hơn. Tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán là kiểm soát tự động lượng dịch dạ dày trào ngược vào thực quản, tuy nhiên khó thực hiện. Nếu đã can thiệp thuốc mà thất bại, cần thiết phải can thiệp phẫu thuật.
4. Ho do hen các thể
Ho là triệu chứng của hen, nhưng trong trường hợp này lại không có triệu chứng khó thở và tiếng rít. Test thử nhạy cảm phế quản chỉ ra có tăng nhạy cảm phế quản và điều trị hen sẽ giải quyết được ho.
5. Viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan không hen
Vấn đề quan trọng là phân biệt hen với viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan không hen. Cả hai đều đáp ứng với điều trị steroid dạng hít hoặc uống. Tuy nhiên người bị viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan không hen có kết quả bình thường khi đo chức năng hô hấp và test nhạy cảm phế quản. Chẩn đoán viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan khi có > 3% tế bào không vẩy trong mẫu đờm là bạch cầu ái toan.
* Nguyên nhân ít gặp
Chiếm khoảng 5% các nguyên nhân, gồm ung thư phế quản, viêm phổi kẽ mạn tính, bệnh sarcoidosis, suy thất trái, sử dụng thuốc ức chế ACE, ho do nhạy cảm thần kinh, xẹp đường dẫn khí chức năng, hít do suy giảm chức năng hầu họng và tâm lý.
* Do nhiều nguyên nhân
Điều trị thử sẽ hỗ trợ cho chẩn đoán. Nếu nhiều hơn một nguyên nhân được nghi ngờ, bắt đầu điều trị nguyên nhân theo thứ tự phát hiện. Nếu điều trị chỉ cải thiện một phần, tìm hiểu các nguyên nhân xa hơn để duy trì điều trị và không dừng. Ho có thể có hơn một nguyên nhân, nhưng trên 98% bệnh nhân có thể điều trị thành công.
* Những điểm quan trọng
Có thể có nhiều nguyên nhân phối hợp gây ho mạn tính.
• Điều trị thử là một phần của chẩn đoán.
• Không dừng điều trị nếu chỉ đỡ một phần.
• Bắt đầu phát hiện với những nguyên nhân hay gặp.
• 84-98% điều trị thành công.
Hình 1. Khám phát hiện ho mạn tính như thế nào
Người dịch: Ts. Vũ Quang Diễn

Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com