Chủ nhật, 19/05/2024 | 17:56

Thư mời chào giá

HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT SỐ 41-NQ/TW

HỘI NGHỊ NHÂN NGÀY VỆ SINH TAY TOÀN CẦU 05/5 VÀ NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5

Về việc đính chính văn bản số 367/BV74TW-VTTBYT ký ngày 24/4/2024.

GIAO LƯU THỂ THAO GIỮA CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG VỚI CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

 

Nghiên cứu mới xác định chi phí điều trị cho các trường hợp lao kháng thuốc ở châu Âu

Một nghiên cứu mới đã tính toán chi phí trung bình cho mỗi trường hợp mắc lao tại Liên minh Châu Âu (EU). Kết quả cho thấy gánh nặng kinh tế do lao tính đến nay cao hơn so với những chi phí đầu tư cho các loại vắc xin phòng bệnh hiệu quả.

19/08/2013
Nghiên cứu này được công bố trực tuyến hôm 16 tháng 8 năm 2013 trên Tạp chí Hô hấp châu Âu, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính chi phí bệnh lao trong những năm gần đây.
Các nhà nghiên cứu đã tổng quan hệ thống các tài liệu và các trang web của các tổ chức của 27 nước thành viên EU nhằm tóm tắt các dữ liệu kinh tế về chi phí điều trị bệnh lao trong năm 2011.
Các nhà nghiên cứu đã tách các quốc gia thành hai nhóm dựa trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo đầu người. Những phát hiện này cho thấy chi phí như sau:
Với 15 quốc gia cũ thuộc Liên minh châu Âu, cộng với Síp, Malta và Slovenia, chi phí trung bình cho mỗi trường hợp là:
+       €10.282 cho bệnh lao nhạy cảm thuốc (tương ứng 291.071.081,6 VNĐ).
+       €57.213 cho bệnh lao đa kháng thuốc (MDR) (tương ứng 1.619.631.374,4 VNĐ).
+       €170.744 cho bệnh lao siêu kháng thuốc (XDR-TB) (tương ứng 4.833.557.747,2 VNĐ)
Đối với các quốc gia còn lại mới gia nhập EU, chi phí lên tới:
+       €3.427 cho bệnh lao nhạy cảm thuốc (tương ứng 97.014.257,6 VNĐ).
+       €24.166 cho bệnh lao đa kháng thuốc hoặc siêu kháng thuốc MDR-TB/XDR-TB (tương ứng 684.110.460,8 VNĐ).
+       Các tác giả tính toán rằng tổng chi phí điều trị các trường hợp lao nhạy cảm thuốc, MDR-TB và XDR-TB trong năm 2011 là €536.890.315 (tương ứng 15.198.720.549.272 VNĐ).
Các nhà nghiên cứu cũng tính toán số năm sống điều chỉnh theo tình trạng khuyết tật (DALYs) gây ra bởi bệnh lao. DALYs là một biện pháp đo lường gánh nặng bệnh tật, xem xét số năm sống bị mất đi do bệnh tật, khuyết tật hoặc tử vong sớm. Tổng số năm bị mất lên tới 103.104 trong năm 2011. Nếu quy đổi thành tiền, con số này lên tới €5.361.408.000 (tương ứng 151.775.026.790.400 VNĐ).
Đây là phát hiện được đưa vào trong buổi ra mắt Sách Trắng bệnh Phổi châu Âu , một ấn phẩm toàn diện sẽ cung cấp các dữ liệu về gánh nặng và chi phí cho một loạt các bệnh đường hô hấp và các yếu tố nguy cơ. Buổi ra mắt sẽ diễn ra tại Đại hội thường niên Hiệp hội hô hấp châu Âu năm nay ở Barcelona vào tháng tới (ngày 07 tháng 9 năm 2013).
Tác giả chính của cuốn sách - Roland Diel, giáo sư Kinh tế y tế tại Bệnh viện Đại học Schleswig - Holstein ở Kiel, Đức, cho biết: \"Đây là lần đầu tiên một chi phí toàn diện được ước tính cho mỗi trường hợp mắc lao. Nếu không có vắc xin tốt hơn thì khó để chắc chắn rằng đến khi nào bệnh lao (TB) sẽ được loại bỏ. Một khoản đầu tư khoảng 560 triệu (tương ứng 15.852.928.000.000 VNĐ) được xem là cần thiết để phát triển một vắc xin mới hiệu quả ở EU.
\"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự đầu tư này là cần thiết vì các chi phí cho gánh nặng kinh tế hiện nay lớn hơn chi phí đầu tư vào các phương pháp điều trị mới\".
Francesco Blasi, Chủ tịch Hiệp hội Hô hấp châu Âu cho biết: \"Các số liệu trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng gánh nặng bệnh lao đối với cả nền kinh tế và xã hội ở châu Âu là rất lớn, đặc biệt là với tình trạng các chủng kháng thuốc ngày càng gia tăng. Vắc xin BCG được sử dụng rộng rãi từ năm 1921 hiện đã lỗi thời và khó để dự đoán sự thành công của vắc xin này trong việc ngăn ngừa bệnh lao. Vì vậy đã đến lúc cần đầu tư nhiều hơn cho các nguồn lực của chúng tôi trong việc ngăn chặn tình trạng suy yếu này”.
\"Điều quan trọng là các chuyên gia y tế và các nhà hoạch định chính sách lưu ý tới các dữ liệu mới này để hiểu được tác động và gánh nặng của các bệnh đường hô hấp. Đó là lý do tại sao chúng tôi xuất bản Sách Trắng, trong đó bao gồm các dữ liệu mới nhất về hơn 20 bệnh đường hô hấp khác nhau ở châu Âu\".
(Nghiên cứu này được thực hiện trước khi Croatia gia nhập EU vào ngày 01 tháng 7 năm 2013).
Người dịch: Ths. Đinh Thị Thuận
Người hiệu chỉnh: Ts. Vũ Quang Diễn

Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com