Ngừa viêm đường hô hấp do nắng nóng
Nắng nóng kéo dài có thể gây viêm đường hô hấp cho bé.
Lời khuyên của bác sĩ:
- Không cho bé ra ngoài nắng nhất là lúc nắng gay gắt. Đối với bé lớn, không cho bé chơi hoặc không cho bé đá bóng ngoài trời lúc còn nắng nóng.
- Không cho quạt xoáy thẳng vào bé khi bé chơi hoặc đang nằm ngủ.
- Không cho bé ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ chênh lệch vượt quá xa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời (ngay cả bé lớn) và cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho bé.
- Hạn chế cho bé ăn kem hoặc uống nước có đá.
Khi nghi bé bị sốt, cần cặp nhiệt độ cho bé, không nên dùng tay của người lớn sờ vào trán của bé rồi dự đoán bé sốt hay không. Tốt nhất là cặp nhiệt độ ở khoé miệng của bé (cần cẩn thận không để bé làm vỡ cặp nhiệt độ rất nguy hiểm vì có thủy ngân là một chất rất độc hại) hoặc cặp nhiệt ở hậu môn. Khi nhiệt độ vượt quá 37,5ºC cần làm giảm thân nhiệt cho bé bằng cách lau nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của bé khoảng 2º) ở trán, nách, bẹn và cần cho bé uống nhiều nước.
Nước uống tốt nhất là nước cam, chanh tươi, dung dịch orezol, tùy theo độ tuổi mà cho uống liều lượng thích hợp. Cụ thể nếu dùng orezol loại 27,5g/gói thì pha vào 1 lít nước đã đun sôi, để nguội; nếu dùng loại 5,63/gói thì pha vào 200ml nước. Bé dưới 24 tháng tuổi cho uống 50-100ml/lần; Bé 2-10 tuổi cho uống 100-200ml/lần, cho uống dần trong ngày và bé trên 10 tuổi cho uống theo nhu cầu.
Nếu thấy nhiệt độ của bé không thuyên giảm nhưng chưa thể đưa bé đi khám bệnh ngay được thì có thể cho bé uống thuốc hạ nhiệt loại paracetamol theo liều dùng trung bình là 10 - 15mg/1kg cân nặng của bé/lần, cứ sau 4 tiếng cho uống 1 lần. Tốt nhất là dùng thuốc paracetamol loại đầu đạn đặt vào hậu môn cho bé theo liều lượng: bé 1-4 tháng/tuổi dùng 80mg/lần; bé từ 5-24 tháng/tuổi dùng 150mg/lần và cũng sau 4 tiếng đặt lại nếu thân nhiệt của bé chưa giảm xuống.
Nếu nhiệt độ vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn tăng lên; bé mệt mỏi, quấy khóc nhiều thậm chí có khó thở, môi tím tái và có thể có rối loạn tiêu hoá như nôn, buồn nôn, tiêu chảy thì nguy cơ bé có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, cần khẩn trương cho bé đi khám bệnh ở cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt và không nên tự mua thuốc kháng sinh cho bé uống.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.