Người bị hen thường có biểu hiện như thế nào?
Những triệu chứng đầu tiên thường là ho và thở rít, các triệu chứng tái đi, tái lại và thường nặng về đêm, khi gắng sức hoặc gặp lạnh.
Những triệu chứng của hen xuyễn xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào hoạt động và hoàn cảnh. Những triệu chứng đầu tiên thường là ho và thở rít, các triệu chứng tái đi, tái lại và thường nặng về đêm, khi gắng sức hoặc gặp lạnh.
Bạn có thể có biểu hiện khó thở kèm theo ho và thở cò cứ, các dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện khi gắng sức. Các triệu chứng xuất hiện và mất đi tự nhiên, nhưng thường mất đi nhanh hơn khi dùng thuốc giãn phế quản. Cơn khó thở có thể kéo dài vài giờ hoặc cả ngày. Ngoài cơn người bệnh có thể cảm thấy như người bình thường.
Nhiễm lạnh, cảm cúm, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây bùng phát bệnh hen xuyễn, khi đó người bệnh cảm thấy khó thở, thở rít, ho tăng, khạc đờm tăng, nặng ngực....
6.1. Các biểu hiện chung của bệnh hen xuyễn
Thông thường bạn được biết mình bị bệnh hen xuyễn thông qua một lần đi khám bác sỹ, khi đó bác sỹ sẽ hỏi bạn về các biểu hiện của bệnh khiến bạn đi khám, sự liên quan của các triệu chứng bệnh tới thời gian trong ngày, thời tiết, việc làm, nhà cửa và các sinh hoạt của bạn. Những câu hỏi về triệu chứng thường là những câu hỏi sau đây:
Khi bạn thở, có khi nào bạn hoặc người xung quanh nghe thấy tiếng cò cứ không ?
Các triệu chứng thường xuất hiện vào ban ngày hoặc ban đêm?
Các triệu chứng của bạn thường xuất hiện hoặc nặng thêm khi bạn tiếp xúc với những yếu tố nào (yếu tố gây cơn)?
Trong tuần hoặc tháng vừa qua bạn xuất hiện bao nhiêu cơn về ban ngày, bao nhiêu cơn về ban đêm?
Khi xuất hiện các triệu chứng như vậy bạn thường dùng thuốc hoặc biện pháp gì để làm hết cơn khó thở?
6.2. Khi nào cần phải nghĩ rằng mình có thể bị bệnh hen xuyễn
Bạn cần phải nghĩ rằng mình có thể bị bệnh hen xuyễn khi có một trong triệu chứng sau đây:
Cơn khó thở với các đặc điểm:
Thường bắt đầu với các biểu hiện: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ...
Cơn khó thở xuất hiện với tiếng khò khè, cò cứ mà người ngoài nghe cũng thấy.
Cơn kết thúc bằng một trận ho và khạc đờm. Đờm thường trong, quánh và dính.
Trong thời gian trước đây (tiền sử) có một trong các triệu chứng sau:
Ho, tăng về đêm.
Tiếng rít, khò khè tái phát.
Khó thở tái phát.
Nặng ngực nhiều lần.
Các triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên về đêm, làm người bệnh phải thức giấc.
Các triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên khi có tiếp xúc với:
Khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than.
Lông vật nuôi: mèo, chó, chim...
Bụi nhà: chăn bông, gối, vật nhồi bông, thảm.
Nhiễm trùng hô hấp.
Phấn hoa.
Thay đổi thời tiết.
Các hoá chất bốc hơi, các mùi hắc: nước hoa, thuốc xịt phòng, thuốc diệt muỗi, gián...
Thuốc: aspirine và một số thuốc khác.
Thay đổi cảm xúc mạnh: cười hoặc la lớn.
Gắng sức.
Làm thế nào để biết trẻ em bị hen?
Trẻ thường có ho kéo dài, ho tăng lên về đêm, những đợt ho này có thể xuất hiện đi kèm với tình trạng viêm đường hô hấp (ho, sốt, thở nhanh, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi) hoặc không. Cần đặc biệt lưu ý nếu trẻ có tiền sử gia đình có bệnh dị ứng.
Chú ý cần phân biệt với các bệnh khác như: bệnh bạch hầu, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hay ho gà.
Chẩn đoán hen xuyễn ở trẻ em không phải luôn chính xác do không có những thăm dò đặc hiệu cho trẻ em, do vậy việc chẩn đoán thường chỉ dựa vào diễn biễn triệu chứng và đáp ứng với điều trị như thử dùng thuốc salbutamol (viên màu hồng), theophyllin (viên chữ T), ephedrin (viên chữ E), hoặc các thuốc xịt .... thấy trẻ có bớt ho. Những trường hợp này cần nghĩ ngay tới bệnh hen xuyễn
Khi trẻ em bị hen, bệnh hen sẽ tiếp tục tồn tại theo suốt cuộc đời đứa trẻ. Ngay cả khi bệnh hen xuyễn được kiểm soát hoàn toàn ổn định cũng không có nghĩa là đã điều trị khỏi bệnh hen mà chỉ là bệnh hen được kiểm soát ổn định mà thôi. Nếu tiếp tục tiếp xúc yếu tố nguy cơ gây hen, như hút thuốc, tiếp xúc khói thuốc, khói, bụi, nuôi chó, mèo.... thì bệnh hen lại có nguy cơ xuất hiện trở lại.
Theo Benhphoi.com
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.