Người miễn dịch yếu cảnh giác với nấm phổi
Với tỷ lệ nhiễm thấp, việc phòng ngừa nhiễm nấm phổi thường bị coi là việc không cần thiết. Nhưng kỳ thực thì đây là việc cần thiết bởi nấm phổi là một bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong và những biến chứng nặng nề.
Bệnh nguy hiểm đến đâu?
Nấm phổi là một bệnh danh chung chỉ các bệnh phổi do nấm gây ra. Có nhiều loại nấm có thể gây ra bệnh ở phổi như Candida, Aspergillus, Mucor, Cryptococcus nhưng thường gặp hơn cả là các loài nấm Aspergillus.
Xét về khía cạnh tần suất hay gặp thì các bệnh nấm phổi ít gặp hơn các bệnh nhiễm khuẩn ở phổi và đường thở. Tỷ lệ bị nấm phổi chỉ vào khoảng 0,02% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh phổi. Tức là trong 10.000 người bệnh phổi chúng ta mới gặp 2 người bị bệnh phổi do nấm gây ra. Đây là một tỷ lệ thấp nếu so sánh với các nhiễm khuẩn ở phổi và đường hô hấp, chiếm từ 70-80% tuỳ vào độ tuổi. Tuy nhiên nếu đã bị nhiễm nấm phổi thì mức độ lại nguy hiểm hơn nhiều do người nhiễm nấm chủ yếu là người mắc kèm theo các bệnh lý khác và nhiễm nấm thường gây những biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Thông thường ở những người khoẻ mạnh hoặc mắc bệnh thông thường nào đó thì hệ miễn dịch của họ hoạt động tốt nên ít ít khi bị nhiễm nấm. Nấm chỉ có thể nhiễm vào cơ thể người bệnh khi sức miễn dịch của người bệnh bị suy yếu. Trong thành phần các kháng thể bảo vệ, nồng độ và khả năng hiệu dụng của các kháng thể dòng IgA trong lớp chất nhầy bề mặt giảm hẳn. Vì thế mà nấm dễ dàng nhiễm và gây bệnh. Vì lý do sức khoẻ nên ở những trường hợp như thế này, chỉ riêng duy trì sức khoẻ của người bệnh không thôi đã là cả một vấn đề lớn nói chi đến việc chống chọi với nấm. Vì thế tỷ lệ người bị tử vong do nấm phổi có thể lên đến 80-90%. Những đối tượng nằm trong tâm điểm nhiễm nấm là người mắc bệnh tự miễn đang phải điều trị ức chế miễn dịch, bị bệnh ung thư tiến triển, phải điều trị ức chế miễn dịch, người phải ghép tạng, can thiệp tế bào gốc, ghép tủy, người bệnh HIV, thậm chí là những người bệnh quá suy kiệt và gầy mòn.
Biến chứng nguy hiểm là suy đa tạng: Một khi đã nhiễm nấm vào phổi thì nấm không chỉ gây bệnh đơn thuần ở phổi mà còn rất nhiều vị trí khác như não, màng não, gan, thận, lách, da, thượng thận, tim, mắt và máu. Đây là giai đoạn nặng và điển hình nhất của nấm phổi. Ngoài ra, khi nhiễm vào máu, nấm phổi có thể gây ra các cục máu đông trôi nổi trong lòng mạch gây ra biến chứng nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, tắc động mạch mắt... Nấm phổi còn là nguyên nhân tử vong nhanh nhất của bệnh bạch cầu cấp.
Phòng bệnh là quan trọng
Đứng trước những nguy cơ biến chứng của bệnh, chúng tôi khuyên thực hiện những biện pháp sau để giảm tác hại và tỷ lệ nhiễm bệnh. Vệ sinh phòng ở, buồng nằm và buồng điều trị. Mở rộng cửa ra để lấy ánh nắng làm chết nấm mốc và làm khô phòng ở. Không được để rơi vãi thực phẩm ra phòng ở vì thực phẩm hữu cơ là nguồn sống duy nhất của những vi sinh vật này. Nền nhà phải sạch sẽ và không có quá nhiều đồ đạc. Khi lau dọn cần phải đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi nấm. Đoạn tường ẩm mốc cần được nạo đi và phủ bằng lớp chống bám. Làm được những điều này thì chúng ta sẽ bảo vệ được người thân một cách tối đa. Trong những trường hợp nghi nhiễm nấm phổi, chúng ta có thể dự phòng bằng thuốc chống nấm nhưng phải được sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn.
BS. Lâm Phúc Anh (Học viện Quân y)
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.