Nguy cơ ung thư phổi giảm một nửa nhờ vitamin B
Hàm lượng vitamin B6 và axit amino methionine trong máu cao sẽ giúp giảm nguy cơ một nửa, theo nghiên cứu trên 400.000 người tại châu Âu.
Các nhà khoa học ở Tổ chức Quốc tế nghiên cứu ung thư (IARC) cho biết các kết quả nghiên cứu có thể giải thích tại sao những người hút thuốc chưa bao giờ bị ung thư phổi và một số người không hút thuốc hay những người từng hút thuốc lại bị ung thư phổi.
Ung thư phổi là chứng bệnh mà 90% là do hút thuốc lá. Nó giết 1,2 triệu người mỗi năm. Cứ 1/10 người hút thuốc mắc bệnh ung thư phổi - và họ thường tử vong do các bệnh liên quan như bệnh tim, đột quỵ và khí thũng. Ung thư phổi được cho là tử vong những người chưa bao giờ hút thuốc hay đã bỏ thuốc cách đây vài năm.
Nghiên cứu của IARC được đăng tải trên tạp chí Hiệp Hội Y học Mỹ. Theo dõi 900 người bị ung thư phổi (hầu hết bệnh nhân là những người hút thuốc nhưng cũng có khoảng 100 người chưa bao giờ hút thuốc và 260 người đã bỏ thuốc mắc ung thư phổi), họ nhận thấy sự liên quan giữa hàm lượng vitamin B6 và axit amino methionine (vốn có nhiều trong các loại hạt, cá và thịt) thấp với bệnh này.
BS Brennan cho biết sự thay đổi nguy cơ ung thư phổi liên quan với B6 và methionine là giống nhau ở cả 3 nhóm, mặc dù nguy cơ mắc bệnh ở nhóm bắt đầu hút thuốc là cao hơn.
“Những gì chúng tôi phát hiện cho thấy 2 yếu tố này liên quan rất chặt chẽ với ung thư phổi nhưng chúng tôi chưa thể khẳng định là chúng có có làm tăng nguy cơ”, tác giả nghiên cứu Paul Brennan cho biết.
“Điều này chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bệnh ung thư phổi nhưng vẫn hơi sớm để nói rằng nếu bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm chứa các vitamin này thì sẽ thay đổi được nguy cơ ung thư phổi trong tương lai”, BS Paul nhấn mạnh.
“Cơ thể có đủ 2 vi chất dinh dưỡng thì nguy cơ sẽ giảm khoảng 60%. Rõ ràng, nếu thuộc nhóm nguy cơ cao do hút thuốc thì việc giảm 60% là rất quan trọng, tất nhiên là không thể quan trọng bằng việc bỏ thuốc”.
Những phát hiện mới nhất này đã củng cố kết luận của một nghiên cứu trước đó rằng: việc thiếu vitamin B làm tăng nguy cơ tổn thương AND và có thể gây đột biến gene. Nghiên cứu của Thụy Điểm trong năm 2005 cho thấy những phụ nữ có lượng vitamin B6 cao sẽ có nguy cơ mắc ung thư ruột thấp.
Về cơ bản, các loại vitamin B và các vi chất dinh dưỡng chịu trách nhiệm tạo ra và duy trì AND. Vì vậy rõ ràng, nếu muốn mọi thứ trong cơ thể hoạt động tốt thì không thể thiếu các chất này.
Nhân Hà
(Dantri)
Theo Dailymail
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.