Nguy hiểm bệnh lao màng não ở trẻ
Không được điều trị kịp thời, trẻ bị lao màng não có thể bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn tính tình, liệt nửa người, liệt tứ chi, động kinh, mù mắt... thậm chí là tử vong sau một vài tuần.
Theo thống kê tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Trung ương, lao trẻ em chiếm 10% - 15% số bệnh nhân lao mới mỗi năm. Trong đó, tại khoa Nhi của Bệnh viện này, số bệnh nhi lao màng não nhập viện chiếm 15%.
Các bác sĩ cho biết, lao màng não là một thể lao cấp tính do vi khuẩn lao lan tràn theo đường máu gây tổn thương ở não và màng não. Lao màng não thường xuất hiện ở trẻ 2 - 4 tuổi. Những trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm lao có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Giai đoạn đầu mắc bệnh, trẻ có triệu chứng sốt nhẹ dai dẳng về chiều, húng hắng ho, quấy khóc, biếng ăn… Nặng hơn, trẻ bị nôn, có những thay đổi như mắt hơi lác, miệng méo. Giai đoạn cuối cùng, trẻ bị co giật, liệt mặt, rơi vào trạng thái hôn mê. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong sau một vài tuần.
Bệnh nhân lao màng não đang điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương.
Theo Thạc sĩ Hoàng Thanh Vân, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, nếu trẻ được nhập viện trong giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị khỏi chiếm 40%. Nếu bệnh đã tiến triển ở giai đoạn muộn, khi có dấu hiệu hôn mê, liệt mặt thì khả năng để lại di chứng lên tới 20%.
Tuy nhiên, giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng của bệnh lao màng não thường không rõ ràng, dễ nhẫm lẫn với các triệu chứng của bệnh cảm cúm nên thường phát hiện muộn. Bên cạnh khó khăn này, nhiều bậc cha mẹ chủ quan cho rằng trẻ đã tiêm phòng thì sẽ không có khả năng mắc lao. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, bởi trên thực tế tỷ lệ bảo vệ do tiêm phòng lao chỉ đạt 50% - 70%. Ngay cả trẻ đã được tiêm phòng nhưng nếu không được cách ly với nguồn lây, có tiếp xúc với người nhiễm lao thì vẫn có thể mắc bệnh.
Vì thế, trẻ cần được tiêm vắc xin BCG phòng lao càng sớm càng tốt. Cần cách ly trẻ với những người nhiễm lao. Khi trẻ có các dấu hiệu nghi lao như ho, sốt kéo dài, sút cân, ra mồ hôi trộm… nên đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu trong gia đình có người mắc lao, nên cho trẻ đi khám sàng lọc ngay cả khi chưa có biểu hiện bệnh.
Bài và ảnh: Uyên Thảo
Theo: GDSK
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.