Những công việc gây tổn hại nhất cho phổi
Những người mắc bệnh phổi thường xuất phát từ nguyên nhân do tính chất nghề nghiệp. Vậy những công việc nào khiến chúng ta dễ mắc bệnh này nhất?
1. Khai thác mỏ
Khai thác mỏ là công việc đứng đầu trong chuỗi những công việc có nguy cơ cao gây bệnh phổi. Việc tiếp xúc với bụi silic trong không khí và thạch anh có thể gây ra những hiểm họa khôn lường cho bộ phận phổi. Để giảm nguy cơ nguy hại đến phổi, những người làm nghề này tuyệt đối không nên hút thuốc và mang vác quá nặng nề. Khi làm việc nên sử dụng dụng cụ bảo vệ đầy đủ.
2. Làm bánh
Làm bánh gần cũng là một trong những bệnh hàng đầu trong các công việc gây hen suyễn, chiếm tổng cộng khoảng 15% các trường hợp hen suyễn ở người lớn. “Thợ làm bánh tiếp xúc với bụi bột có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh dị ứng do nhạy cảm”, Tiến sĩ Harber cho biết.
Phản ứng hen suyễn thường xảy ra với những loại enzyme được sử dụng để thay đổi độ đặc của bột, cũng như các chất gây dị ứng từ các loại côn trùng (như bọ cánh cứng, bướm đêm và mọt) thường được tìm thấy trong bột. Hệ thống thông gió tốt và khẩu trang bảo vệ có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật.
3. Chữa cháy
Trong khi giải cứu những đám cháy hoặc cứu người bị nạn, lính cứu hỏa không chỉ hít nhiều khói mà còn rất nhiều hóa chất xung quanh nên việc ảnh hưởng đến phổi là đương nhiên.
4. Ngành công nghiệp ô tô
Những người trong ngành công nghiệp ô tô có khả năng mắc bệnh hen suyễn nghề nghiệp, đặc biệt bộ phận sửa chữa. Những loại sơn tự động phun, chẳng hạn như các sản phẩm isocyanate và polyurethane, có thể gây kích ứng da, gây dị ứng, tức ngực và khó thở nặng.
5. Xây dựng
Công nhân xây dựng có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư biểu mô, ung thư phổi và một số bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, những người làm công việc này cần chuẩn bị đồ bảo hộ lao động tối ưu nhất để đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ mắc bệnh.
6. Nghề chăm sóc sức khỏe
Việc tiếp xúc quá nhiều và thường xuyên với bệnh nhân có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với những người chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, nhân viên ý tế cần được trang bị những thiết bị làm việc tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh.
7. Nghề dệt may
Công nhân dệt may ngày ngày tiếp xúc với bông, sợi tơ, lông sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi. Cách tốt nhất để bảo vệ chính mình là dùng khẩu trang chuẩn, mặc quần áo bảo hộ và cố gắng tạo môi trường làm việc thông thoáng nhất.
Meo.vn (Theo AWT)
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.