Thứ 6, 22/11/2024 | 08:32

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

 

Những điều cần hiểu biết về bệnh lao

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh lao đang là vấn đề khẩn cấp toàn cầu, mỗi năm trên thế giới có thêm gần 9 triệu người mắc bệnh lao (trong đó có 1 triệu là trẻ em) và gần 2 triệu người chết do lao.

11/09/2012

 Nguyên nhân hàng đầu làm tăng số người mắc bệnh lao và chết do lao là do sự lan tràn đại dịch HIV/AIDS, vì người mắc nhiễm HIV sức đề kháng suy giảm nên có nguy cơ mắc bệnh lao cao gấp 30 lần so với người không bị nhiễm HIV. Nguy hiểm hơn nữa là người nhiễm HIV mắc bệnh lao rất dễ phát sinh vi khuẩn lao kháng thuốc.

 Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao trên thế giới. Mỗi năm Chương trình Chống lao quốc gia phát hiện được gần 100 nghìn bệnh nhân lao mới.

 Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra. Bệnh lao không di truyền, nhưng vi khuẩn lao có thể lây từ người mắc bệnh lao phổi sang người lành qua đường không khí. Trong cơ thể vi khuẩn lao chủ yếu gây bệnh ở phổi. Người mắc bệnh lao phổi dễ lây vi khuẩn lao sang người khác khi khạc đờm, khi ho hoặc hắt xì hơi.

 Cũng như người lớn, trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh lao, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em có tiếp xúc với người lớn mắc bệnh lao phổi.

 Những trường hợp sau cần đến cơ sở phòng chống lao (bệnh viện lao của tỉnh, khoa lao trong bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế dự phòng huyện để khám phát hiện bệnh lao:

 Người lớn khi có dấu hiệu ho khạc kéo dài trên 2 tuần, có thể sốt nhẹ về chiều, gầy sút cân, tức ngực, ho ra máu…

 Trẻ em có tiếp xúc với người mắc bệnh lao phổi, hoặc trẻ em hay bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, ho và sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, gầy sút cân, ngủ gà…

 Bệnh lao nguy hiểm nhưng có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh phát hiện sớm và chữa theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa lao dùng phối hợp các thuốc chống lao, cùng thuốc đúng liều, đều hàng ngày và đủ 8 tháng). Nếu chữa bệnh lao không đúng cách làm cho vi khuẩn lao trở nên kháng thuốc sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh và những người xung quanh.

Bệnh lao có thể phòng được bằng cách:

 - Phát hiện sớm người mắc bệnh lao phổi và chữa cho khỏi bệnh để không còn khả năng lây vi khuẩn lao cho người khác.

 - Giữ gìn sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, nhà ở thông thoáng.

 Tiêm phòng vắc-xin BCG cho trẻ em dưới 1 tuổi theo lịch tiêm chủng mở rộng.

 Theo SKDS


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com